TIN TỨC
Danh bạ doanh nghiệp
Danh mục sản phẩm
Danh mục dịch vụ
Quảng cáo
Kết quả hoạt động ngành Công Thương năm 2013 và 9 tháng 2014 của 28 tỉnh khu vực phía bắc
Khu vực phía Bắc gồm 28 tỉnh, thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 149.887,15 km2, chiếm 45,3% diện tích tự nhiên của cả nước; tổng dân số 39,2 triệu người, chiếm hơn 44% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình 261 người/km2. Khu vực phía Bắc có vị trí địa lý khá đặc biệt giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía Bắc, phía tây giáp Lào, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp giúp cho việc thông thương trao đổi hàng hóa dễ dàng với các khu vực khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở với Trung Quốc, Lào.

Phát huy những tiềm năng và lợi thế cộng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cùng với sự quyết tâm cao của toàn thể Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân 28 tỉnh, thành phố trong Khu vực, ngành Công Thương của 28 tỉnh, thành phố Khu vực phía Bắc đã đạt được những kết quả đáng kể trong năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014, cụ thể như sau:

Lĩnh vực công nghiệp:

Giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) (giá so sánh năm 2010) đều tăng so với cùng kỳ năm trước:

Năm 2013 đạt 1.775,017 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 % so với năm 2012 (cả nước đạt 3840,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2%). Trong đó: Công nghiệp khai khoáng đạt 41,986 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,36% (cả nước đạt 270,8 nghìn tỷ đồng, giảm 0,6%); Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.646,821 nghìn tỷ đồng, chiếm 92,77 % (cả nước đạt 3372,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 78,004 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,39% (cả nước đạt 175,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%); Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 7,582 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,42% (cả nước đạt 22,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9%).

 9 tháng năm 2014, toàn Khu vực ước đạt 1.429,860 nghìn tỷ đồng, tăng 8,92% so với cùng kỳ năm 2013, bằng 70,28% so với kế hoạch năm 2014. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng đạt 37,112 nghìn tỷ đồng, tăng 17,13%; Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.320,258 nghìn tỷ đồng, tăng 7,29%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 67,516 nghìn tỷ đồng, tăng 48,62%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 4,610 nghìn tỷ đồng, giảm 7,42%.. Trong 9 tháng năm 2014, một số mặt hàng chủ yếu của Khu vực có sản lượng tăng, trong đó một số sản phẩm có mức tăng cao so với cùng kỳ như: Điện sản xuất; Quặng sắt; Gạch xây dựng,... Đặc biệt gang thép các loại, 9 tháng năm đạt 18.743.451 tấn bằng 656,4% so với cùng kỳ năm 2013 (2.855.400 tấn), đạt 75,24% so với KH năm 2014 (24.911.940 tấn), ước cả năm 2014 hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó một số sản phẩm công nghiệp giảm như: Nước máy; Bia các loại và xi măng.

Đóng góp chủ yếu cho kết quả này vẫn là các địa phương: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc và tỉnh Thái Nguyên.

-  Đẩy mạnh hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp trong khu vực:

Trong năm 2013, đã thực hiện 827 đề án khuyến công, trong đó khuyến công quốc gia là 96 đề án; khuyến công địa phương là 731 đề án. Tổng kinh phí khuyến công khu vực miền Bắc thực hiện là 94,731 tỷ đồng, trong đó khuyến công quốc gia là 29,807 tỷ đồng, khuyến công địa phương là 64,924 tỷ đồng. Năm 2014 khu vực phía Bắc là 83,292 tỷ đồng. Trong đó: kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia là  21,389 tỷ đồng,  chiếm 25,68 % tổng kinh phí, chiếm 24,75% tổng kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia của cả nước, bằng 64,38% kế hoạch kinh phí năm 2013; kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương là 61,903 tỷ đồng, chiếm 74,32% tổng kinh phí, bằng 95,34% so với thực hiện năm 2013. Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 9 năm 2014, số kinh phí ước thực hiện được 37,332 tỷ đồng, đạt 44,82% kế hoạch.

Về lĩnh vực thương mại

Ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, cũng như trên địa bàn từng tỉnh/thành phố đã tổ chức nhiều sự kiện quan trọng như: Tổ chức các hội chợ khu vực, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao,...; chương trình thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’’ với các chương trình bán hàng khuyến mại tại các siêu thị lớn, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, khu kinh tế do vậy đã làm cho hoạt động thương mại trên thị trường toàn khu vực thêm sôi động và  Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đều tăng cao:

 Năm 2013 của toàn Khu vực đạt 883,848 nghìn tỷ đồng, tăng 16,47% so với năm 2012, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước (cả nước đạt 2668,8 nghìn tỷ đồng, tăng 12,65%). 9 tháng  năm 2014: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Khu vực phía Bắc 9 tháng năm 2014 đạt 704,874 nghìn tỷ đồng, tăng 12,16% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 68% kế hoạch năm 2014, Trong đó: 06/28 tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cao hơn 20% so với cùng kỳ như: Hải Dương; Ninh Bình; Hòa Bình; Bắc Kạn; Bắc Ninh; Nghệ An; 20/28 tỉnh tăng ở mức từ 1-20% còn 02 tỉnh giảm so với cùng kỳ là Cao Bằng và Hà Nam.

Hoạt động Xuất, nhập khẩu: Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu  đạt 56,03 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012 (cả nước đạt 132,134 tỷ USD, tăng 15,4%). 10 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là: Bắc NInh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD xuất khẩu/năm.  9 tháng  năm 2014 ước đạt 45,87 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ và đạt 75% kế hoạch năm 2014. 21/28 địa phương xuất khẩu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2013; trong đó: 02 tỉnh có tốc độ tăng đột biến là Thái Nguyên tăng 40 lần do mặt hàng điện thoại di động và máy tính bảng đạt trên 2 tỷ USD; Sơn La tăng 24 lần do phát sinh xuất khẩu quặng Niken sang Trung Quốc 28.650 tấn trị giá trên 30,6 triệu USD; còn lại các tỉnh khác có tốc độ tăng từ 12-50% (Hải Dương, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ, Thái Bình,...), riêng Hà Nội tăng cao hơn hẳn ở mức 72%. Mặt hàng xuất khẩu của Khu vực chủ yếu gồm có: Sản phẩm điện, điện tử; Hàng nông sản; Hàng dệt may; Cao su; Xi măng; Đường kính.

 Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu của 28 tỉnh, thành phố Khu vực phía Bắc đạt 66,46 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2012. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, thức ăn gia xúc, chất dẻo, hàng điện tử, thực phẩm chế biến, hàng dệt may, vật tư nguyên nhiên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. 9 tháng  năm 2014 ước đạt 47,76 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ  năm 2013 và đạt 60,5% kế hoạch năm 2014.

Việc phát triển các cụm công nghiệp và hạ tầng thương mại:

 Khu vực phía Bắc dự kiến quy hoạch 912 CCN, với tổng diện tích 31.410 ha, chiếm 55,47 % về số CCN và 52,58% về diện tích quy hoạch CCN cả nước. Tính đến nay, khu vực phía Bắc đã có 461 CCN được thành lập với tổng diện tích 14.093 ha. Một số tỉnh có số lượng CCN nhiều như: Thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình. Diện tích trung bình các CCN của khu vực: 34,44 ha/cụm. Có 82 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư;  86 CCN do Trung tâm phát triển CCN làm chủ đầu tư; các CCN còn lại do UBND cấp huyện (ban quản lý dự án của huyện), xã hoặc đơn vị sự nghiệp khác làm chủ đầu tư. 196 CCN được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư hạ tầng và đang triển khai thực hiện/293 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết. Giai đoạn từ 2008 - 2014, Bộ Công Thương đã hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia cho 12 tỉnh trong khu vực lập quy hoạch chi tiết 29 CCN, với tổng kinh phí hỗ trợ 6.365 triệu đồng. Có 332 CCN đang hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên 9.749 ha, chiếm 37,99% về số CCN được quy hoạch và 39,65% về diện tích đất quy hoạch CCN. Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê trong các CCN này đạt 3.936 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 69%. Các CCN đi vào hoạt động đã thu hút được 7.264 dự án; tạo việc làm cho 280.746 lao động ở địa phương. Tuy nhiên mới chỉ có 20 CCN có công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động

 Phát triển hạ tầng thương mại: Toàn Khu vực hiện có 4.112 chợ, trong đó có 100 chợ hạng I; 422 chợ hạng II và 3.590 chợ hạng III. Công tác đầu tư chợ đã được các địa phương quan tâm, trong năm 2014 Khu vực đã đầu tư xây dựng mới được 43 chợ, cải tạo nâng cấp 173 chợ. Tổng vốn đầu tư 107.911 tỷ đồng, trong đó: vốn Trung ương  17.525 tỷ đồng, vốn địa phương 42.429 tỷ đồng, vốn do doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh 8.543 tỷ đồng và vốn khác là 39.423 tỷ đồng.

Chỉ đạo quyết liệt về việc thực hiện Chương trình Mục tiêu QG XD nông thôn mới  trong 28 tỉnh/thành phố khu vực phía Bắc hiện có 5.480 xã, trong đó:

- Số xã đạt tiêu chí 4 là: 3.206/5.480 xã chiếm 58,5% tổng số xã của khu vực, cao hơn bình quân chung của cả nước (55,45%).

- Số xã đạt tiêu chí 7 là: 1.018/5.480 xã chiếm 18,58% tổng số xã của khu vực, thấp hơn bình quân chung của cả nước (20,38%).

Công tác quản lý nhà nước thường xuyên được tăng cường, những kết quả nổi bật đó là:

Năm 2013 và 9 tháng năm 2014, các Sở Công Thương Khu vực phía Bắc đã triển khai xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt 74 Quy hoạch ngành Công Thương. Xây dựng trên 88 đề án, chương trình, chiến lược, quy chế phối hợp nhằm phát triển ngành, thực hiện các chủ trương lớn của Trung ương và địa phương, tham mưu ban hành các Chính sách, Chương trình phát triển ngành và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền và phối hợp với các đơn vị liên quan, chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì và đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng tạo mặt bằng để thu hút đầu tư. Xây dựng cơ chế cho vay đối với các dự án phát triển ngành nghề truyền thống và làng nghề. Hình thành và phát triển Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với các dự án sản xuất TTCN. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đồng bộ các chương trình, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức có hiệu quả các Chương trình tháng bán hàng khuyến mãi, phiên chợ hàng Việt, đưa hàng Việt có chất lượng và giá cả hợp lý đến với người dân khu vực nông thôn, ngoại thành và công nhân các khu kinh tế, các khu và cụm công nghiệp.

 Năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường khu vực phía Bắc đã kiểm tra 82.018 vụ, phát hiện 48.354 vụ vi phạm, xử phạt nộp ngân sách Nhà nước 215,344 tỷ đồng.Trong 9 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường khu vực phía Bắc đã kiểm tra 55.963 vụ, phát hiện 39.095 vụ vi phạm, xử phạt nộp ngân sách trên 160,029 tỷ đồng.

Ngoài những công tác trên một số công tác như: Quản lý năng lượng, Quản lý kỹ thuật, an toàn môi trường công nghiệp, Xúc tiến thương mại, Thanh kiểm tra, cải cách hành chính cũng đều được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện tốt.


Lãnh đạo Sở Công Thương 28 tỉnh, dự hội nghị ngành công thương lần thứ 1 khu vực phía bắc tổ chức từ ngày 16-17 tháng 9.2014 Tại Thành phố Lào Cai.

 

Thực hiện kịp thời Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chỉnh phủ

Ngay từ những ngày đầu năm 2014, các Sở Công Thương của khu vực đã chủ động bám sát tình hình thực tế, tham mưu cho UBND tỉnh nhiều chủ trương, giải pháp nhằm tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Thường xuyên tổ chức Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn. Xây dựng Chương trình xúc tiến thương mại trình UBND Tỉnh để có cơ sở triển khai thực hiện, tăng cường công tác tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và khu vực để liên kết, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư,… với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ xây dựng website cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các địa phương để doanh nghiệp tự quảng bá hình ảnh của mình thông qua việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, mua bán trực tuyến, mở rộng thị trường tiêu thụ,… phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các địa phương.

Ngoài việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra việc thực hiện quy định về niêm yết giá, bình ổn thị trường và xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, gây lũng đoạn thị trường giá cả hàng hóa, các tỉnh còn đặc biệt chú trọng đến công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới.

Đã tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với các Ngân hàng đánh giá lại chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng thu hồi của các khoản nợ của doanh nghiệp, qua đó để có biện pháp xử lý thích hợp như tiếp tục hỗ trợ vốn để doanh nghiệp có điều kiện khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương trong năm 2013, nên trong 9 tháng đầu năm 2014 lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo đã giảm dần và lượng hàng tồn kho đảm bảo ở mức độ cho phép.

 Công tác liên kết, hợp tác phát triển trong khu vực ngày càng gắn bó và có mối quan hệ chặt chẽ::

Nhìn chung, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công thương giữa các tỉnh, thành khu vực phía bắc trong thời gian qua đã được chú ý quan tâm nhiều hơn; sự gắn bó giữa các tỉnh chặt chẽ hơn, nhất là trong công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, tuy nhiên:

-  Công tác quy hoạch kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực chưa có sự liên kết và phối hợp thực sự đồng bộ để phát huy lợi thế của từng địa phương.

- Hình thức và nội dung hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực còn khá đơn giản, mới ở mức độ trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm. Việc phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư như diễn đàn đầu tư, hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm của các tỉnh trong khu vực chưa được tiến hành thường xuyên và còn hạn chế.

-  Hệ thống hạ tầng của khu vực phía bắc như đường giao thông, cảng biển, sân bay,… vẫn còn đang ở quy mô nhỏ, sự kết nối hạ tầng giữa các tỉnh, thành còn yếu đã tạo trở ngại lớn trong việc hợp tác phát triển và thu hút đầu tư, đặc biệt là trong việc khai thác hạ tầng thương mại và dịch vụ logistic.

Có thể nói rằng năm 2013 và 9 tháng 2014 toàn khu vực đã đạt được nhiều kết quả tích cực, chính vì lẽ đó mà nhiều sỏ công thương trong khu vực được Bộ Công Thương tặng cờ thi đua xuất sắc và của UBND các tỉnh, Tuy vậy bên cạnh những đạt được hoạt động công thương trong khu vực còn nNững tồn tại, hạn chế đó là:

- Công tác kiểm tra kiểm soát thị trường mặc dù được tăng cường nhưng tình trạng buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn còn diễn biến phức tạp.

- Sự phối hợp cung cấp thông tin giữa các phòng chuyên môn của Sở với các doanh nghiệp, các phòng Công Thương cấp huyện chưa, kịp thời, đầy đủ.

- Tiến độ đầu tư hạ tầng KCN, cụm CN, hệ thống chợ nông thôn còn chậm.

Nguyên nhân tồn tại là do: Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của ngành Công Thương. Chưa quyết liệt trong việc chỉ đạo thực hiện, một số chương trình, đề án triển khai xây dựng chậm so với yêu cầu.

 

                                                        

   Phạm Hoài Đức

                                             Trưởng phòng KH-TC Sở Công Thương

 

Bài viết mới
Hướng dẫn nướng bánh PIZZA CÁCH NHẬN BIẾT BỘT SẮN DÂY CHUẨN XỊN Chăm sóc da em bé khi chuyển mùa an toàn và đúng chuẩn Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng? PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h00' ngày 03.04.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 13.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 01.03.2023
Cùng danh mục
Quỳ Châu: Tập huấn "Đẩy mạnh thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng Thương mại điện tử". Hướng dẫn thi đua khen thưởng Nông thôn mới 2019 Bầu chức danh ủy viên UBND tỉnh Nghệ An và Đoàn Hội thẩm TAND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An Hội nghị tổng kết 5 năm TMĐT Nghệ An giai đoạn 2011-2015 Nghệ An: Tổ chức các lớp Đào tạo – Tập huấn về Thương mại điện tử cho đội ngũ Quản lý nhà nước và các Doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An: Khởi công xây dựng nhà máy xi măng Sông Lam Kết quả hoạt động ngành Công Thương năm 2014