TIN TỨC
Danh bạ doanh nghiệp
Danh mục sản phẩm
Danh mục dịch vụ
Quảng cáo
Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng?

 

Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng?

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị ảnh hưởng bởi mọi tác nhân từ môi trường. Trong dân gian, các bà, các mẹ thường nấu lá tía tô lấy nước để tắm cho con, giúp bé có làn da mát lành, nhanh hết tổn thương do rôm mụn. Vậy tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng? Mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mô tả về cây tía tô

Tên gọi khác của tía tô: Tô ngạnh, Tử tô, Tô diệp, Xích Tô,..

Tên khoa học: Perilla fructescens

Họ: thuộc họ hoa môi (Lamiaceae)

Hướng dẫn cách tắm lá tía tô cho bé

·         Bước 1: Mẹ hái một nắm lá tía tô lớn hoặc mua tía tô ngoài chợ. Sau đó, rửa lá thật sạch với 2 – 3 lần nước, ngâm lá với nước muối 15 phút rồi vớt ra, tráng lại bằng nước sạch một lần nữa.

·         Bước 2: Cho lá vào nồi, đun sôi với 2 lít nước. Sau khoảng 10 phút thì tắt bếp.

·         Bước 3: Đổ nước lá vào chậu tắm, vớt hết lá thừa bỏ ra ngoài. Mẹ nên pha thêm nước lạnh để cân đối nhiệt độ của chậu nước tắm, mẹ có thể dùng nhiệt kế (hoặc cảm nhận bằng cùi chỏ tay) để đo nhiệt độ của nước, nhiệt độ nước ở ở ngưỡng 35 – 38 độ C là phù hợp.

·         Bước 4: Mẹ đặt bé vào chậu và tắm cho bé. Mẹ lưu ý nên lau rửa thật nhẹ nhàng những vùng da mẩn ngứa, rôm sảy, lau kỹ hơn ở những vùng da nhiều khe kẽ, để loại bỏ sạch cặn bẩn và mồ hôi tích tụ.

·         Bước 5: Sau khi tắm với nước lá, mẹ nên cho bé tắm tráng lại với nước sạch để rửa trôi hoàn toàn bột lá lắng trên da, tránh để nước lá làm vàng da bé. Cuối cùng, mẹ lau khô cơ thể cho bé và cho con mặc quần áo mới.

Mẹ cần lưu ý những gì khi tắm lá tía tô cho bé?

1/ Khi mua lá tía tô ở chợ, mẹ nên chọn những cửa hàng uy tín để tránh mua phải lá có lẫn thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu có lá sẵn của nhà trồng là tốt nhất. Mẹ cũng đừng quên nhặt bỏ lá già, sâu bệnh trước khi nấu nước tắm cho bé.

2/ Mặc dù lá tía tô rất lành tính, tuy nhiên mẹ vẫn nên kiểm tra độ nhạy cảm trên da của bé, bằng cách bôi một chút nước lá tía tô lên phần mặt dưới cổ tay và chờ khoảng 1 tiếng. Nếu như da bé không có dấu hiệu bất thường, thì mẹ có thể yên tâm để tắm toàn thân cho con.

3/ Nước lá tía tô có tính kháng khuẩn tốt, giúp cho tổn thương do hăm tã, rôm sảy, mụn nhọt trên da em bé nhanh lành. Nhưng không phải vì thế mà mẹ cố tình lạm dụng, tắm hằng ngày cho con bằng nước lá, điều này hoàn toàn không tốt. Mẹ chỉ nên tắm cho con với nước lá tía tô từ 2 đến 3 lần mỗi tuần, và thực hiện chỉ trong khoảng 2 tuần.

4/ Mẹ không nên sử dụng nước lá đã để qua đêm, vì lúc này các thành phần trong nước lá đã biến chất, không còn tác dụng. Tắm cho bé với nước này còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng.

5/ Nếu mẹ tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, hãy dùng khăn quấn phần thân dưới của bé, sau đó lấy một chiếc khăn xô nhỏ, nhúng nước tắm và vệ sinh da vùng mặt và phần thân trên của con. Sau đó, mẹ lấy một chiếc khăn xô mới, nhúng vào chậu nước tắm thứ 2, lau sạch phần trên cơ thể bé. Mẹ thực hiện tương tự với vùng da bên dưới của bé, không để nước tiếp xúc với cuống rốn để tránh bị nhiễm trùng.

6/ Để con không bị cảm lạnh, mẹ nên tắm cho bé thật nhanh, chỉ 5 phút là đủ, tốt hơn mẹ nên chuẩn bị đầy đủ trang phục thay mới cho con và dụng cụ để tắm gội cần thiết. Phòng tắm phải đảm bảo kín gió, có nhiệt độ phù hợp.

7/ Ngoài ra, với bé sơ sinh vài tháng tuổi, vì khả năng chịu lạnh còn kém, vì vậy, mẹ cũng nên tắm cho bé khi thời tiết ngoài trời đủ ấm áp. Không tắm khi con vừa ngủ dậy, không tắm khi bé vừa bú, ăn no, không tắm khi bé đang quấy khóc hay bị ốm.

Sữa tắm tía tô của Thảo Mộc Kim Nhan

Nếu mẹ thấy tắm bằng lá tía tô mất thời gian và khó kiếm thì hãy tham khảo Sữa Tắm Tía Tô của nhà Thảo Mộc Kim Nhan

Thành phần: Tinh dầu bạc dương, tinh dầu tràm, tía tô, mướp đắng, trầu không, hương nhu, trà xanh, hoa hồng, kim ngân hoa, lá khế chua, sài đất, glycerin, Vitamin B5…

Công dụng: 

·         Phòng được cảm cúm, ho, lạnh do thời thiết thay đổi.

·         Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới đường hô hấp, cân bằng tinh thần, tăng cường miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh. – Mùi thơm của sản phẩm nhẹ dịu giúp bé ngủ ngon hơn sau khi tắm.

·         Độ PH của sản phẩm dịu nhẹ vừa giúp ngăn ngừa vi khuẩn làm hăm da, rôm, ngứa hay do sử dụng tã, bỉm gây ra vừa không gây kích ứng cho da.

Với hướng dẫn và những lưu ý trên, hy vọng bạn sẽ biết cách tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng chuẩn tại nhà. Chúc các mẹ thành công!

 

Bài viết mới
Hướng dẫn nướng bánh PIZZA CÁCH NHẬN BIẾT BỘT SẮN DÂY CHUẨN XỊN Chăm sóc da em bé khi chuyển mùa an toàn và đúng chuẩn PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h00' ngày 03.04.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 13.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 01.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.02.2023
Cùng danh mục
Hướng dẫn nướng bánh PIZZA CÁCH NHẬN BIẾT BỘT SẮN DÂY CHUẨN XỊN PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h00' ngày 03.04.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 13.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 01.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.02.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h30ngày 13.02.2023