TIN TỨC
Danh bạ doanh nghiệp
Danh mục sản phẩm
Danh mục dịch vụ
Quảng cáo
Quyết định về việc Ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015
Ngày 04/02/2012, UBND tỉnh Nghệ An đã Ban hành Quyết định về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015

 

 

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 1. Giống Lúa lai (áp dụng cho tất cả các vụ sản xuất trong năm):

1. Hỗ trợ 70% giá giống Lúa lai cho các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, các xã: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Đồng Văn, Thông Thụ (thuộc huyện Quế Phong) và các xã: Bình Chuẩn, Châu Khê, Môn Sơn (thuộc huyện Con Cuông). Định mức giống 32 kg/ha.

2. Hỗ trợ 50% giá giống Lúa lai cho các xã, bản miền núi khu vực III, các xã, bản miền núi khu vực II thuộc Chương trình 135 của các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và các xã còn lại của huyện Quế Phong, Con Cuông. Định mức giống 32 kg/ha.

Điều 2. Giống Ngô lai (áp dụng cho tất cả các vụ sản xuất trong năm):

1. Trợ giá 70% giá giống Ngô lai cho các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương và các xã: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Đồng Văn, Thông Thụ (thuộc huyện Quế Phong) và các xã: Bình Chuẩn, Châu Khê, Môn Sơn (thuộc huyện Con Cuông). Định mức giống 20 kg/ha;

2. Trợ giá 50% giá giống Ngô lai cho các xã, bản miền núi khu vực III và các xã, bản khu vực II thuộc Chương trình 135 của các huyện: Quỳ Châu, Quỳ Hợp và các xã còn lại của các huyện: Quế Phong, Con Cuông. Định mức giống 20 kg/ha.

Điều 3. Hỗ trợ sản xuất Ngô vụ Đông

1. Những diện tích Ngô đã gieo bị ngập lụt hỏng, nông dân đã gieo lại, được ngân sách cấp 100% tiền giống;

2. Các huyện đồng bằng, miền núi thấp và các xã miền núi thuộc khu vực I, khu vực II của các huyện: Quỳ Hợp và Quỳ Châu được hỗ trợ 30% giá giống. Định mức giống 20 kg/ha;

3. Khen thưởng: Huyện có diện tích ngô vụ Đông cao hơn kế hoạch tỉnh giao 300 ha được xét thưởng 5 triệu đồng và cứ vượt thêm 100 ha được xét thưởng thêm 1 triệu đồng.

Điều 4. Cây Lạc

1. Đối với vụ Thu - Đông:

a) Hỗ trợ 50% giá giống lạc nguyên chủng, với định mức không quá 240 kg/ha. Hàng năm, giao Sở Nông nghiệp và PTNT phân khai kế hoạch để các địa phương thực hiện, nhưng diện tích được hỗ trợ không quá 1.000 ha/năm.

b) Hỗ trợ nilon tủ luống với mức 10.000 đồng/kg nilon tấm mỏng 0,007mm, màu trắng trong. Định mức 100 kg/ha;

c) Hỗ trợ thuốc diệt cỏ với mức 100.000 đồng/ha cho diện tích lạc phủ nilon. Định mức, chủng loại do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định;

d) Khen thưởng: Huyện có diện tích Lạc Thu - Đông cao hơn kế hoạch tỉnh giao 150 ha được xét thưởng 05 triệu đồng và cứ vượt thêm 50 ha được thưởng thêm 01 triệu đồng.

2. Đối với vụ Xuân:

a) Hỗ trợ nilon tủ luống với mức 8.000 đồng/kg nilon tấm mỏng 0,007mm, màu trắng trong. Định mức 100 kg/ha;

b) Hỗ trợ thuốc diệt cỏ với mức 100.000 đồng/ha cho diện tích lạc phủ nilon. Định mức, chủng loại do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định.

Điều 5. Cây Chè

1. Hỗ trợ 1.500 đồng/bầu giống chè Tuyết Shan, với mật độ trồng 3.300 bầu/ha;

2. Hỗ trợ giống chè LDP1, LDP2, chè chất lượng cao với mức 400 đồng/bầu đối với các huyện: Con Cuông, Quế Phong và mức 200 đồng/bầu đối với các huyện còn lại. Mật độ trồng: 16.000 bầu/ha;

3. Hỗ trợ chi phí làm đất trồng mới chè công nghiệp giống LDP1, LDP2, chè chất lượng cao, chè Tuyết Shan với mức 5.000.000 đồng/ha đối với các huyện: Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn và mức 2.000.000 đồng/ha đối với các huyện còn lại.

Điều 6. Cây Cam

Hỗ trợ 4.000 đồng/bầu Cam giống mới có năng suất, chất lượng cao và sạch bệnh (loại được sản xuất trong túi PE), với mật độ trồng 650 cây/ha. Giống Cam mới do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định.

Điều 7. Phát triển nguyên liệu cho các làng nghề nông thôn

1. Cây Mây nguyên liệu

a) Hỗ trợ 50% giá giống để trồng mới Mây nguyên liệu.

b) Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến.

2. Cây Dâu tằm

a) Trợ giá 100 đồng/cây giống dâu (hoặc hom) để trồng mới đối với các giống nhập nội từ Trung Quốc, gồm: Dâu Sa Nhị Luân và các giống dâu Việt Nam đa bội thể số 7, số 12, giống dâu lai VH9, VH15, VH13... Mật độ trồng: Đối với Dâu trồng bằng cây giống là 4,8 vạn cây/ha (kể cả trồng dặm); Dâu trồng bằng hom là 7,2 vạn hom/ha.

b) Hỗ trợ 05 triệu đồng/ha để xây dựng một số mô hình trồng Dâu nuôi tằm: 1 - 2 mô hình/huyện. Mỗi mô hình 2 - 3 ha.

Điều 8. Sản xuất Muối

1. Hỗ trợ 01 triệu đồng khi xây dựng bộ chạt lọc cải tiến để thay chạt lọc cũ.

2. Hỗ trợ bạt nhựa nilon trải ô kết tinh, với mức 03 triệu đồng/đơn vị sản xuất muối (60m2).

Điều 9. Máy cày đa chức năng, máy gặt, máy cấy

1. Hỗ trợ mua máy cày đa chức năng công suất từ 8CV – 30CV và máy công tác kèm theo (bánh lồng, phay, cày lưỡi hoặc cày đĩa, bừa, vét bờ, bơm nước, rơ moóc):

- Cấp bù lãi suất cho 2/3 giá trị máy hoàn chỉnh trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã đồng bằng;

- Hỗ trợ 20% giá trị máy hoàn chỉnh và cấp bù lãi suất cho 80% giá trị máy hoàn chỉnh còn lại trong thời gian 36 tháng đối với các huyện, xã miền núi;

2. Hỗ trợ 20% giá trị máy gặt, máy cấy và cấp bù lãi suất trong 24 tháng của 80% giá trị máy còn lại;

3. Hỗ trợ kinh phí tập huấn, quản lý sử dụng máy cày, máy gặt, máy cấy theo dự toán được duyệt.

Điều 10. Chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 30 con trở lên

1. Hỗ trợ 650.000 đồng/con lợn cái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ có trọng lượng bình quân 60 kg/con;

2. Trợ giá lợn đực giống ngoại (trọng lượng lợn đực giống hậu bị trên 70 kg/con), với chỉ tiêu 30 con lợn nái trở lên được bố trí 01 con lợn đực cho trang trại đủ tiêu chuẩn sản xuất giống cấp ông bà, bố mẹ. Mức hỗ trợ tương ứng 1,5 triệu đồng/con;

3. Hỗ trợ 50% giá lợn đực giống ngoại để thay thế, bổ sung đàn lợn đực giống tại các đơn vị thụ tinh nhân tạo của tỉnh. Trọng lượng lợn đực giống bình quân 100 kg/con. Số lợn đực bổ sung đàn được ghi kế hoạch đầu năm.

Điều 11. Tạo giống bò, cải tiến giống trâu

1. Cấp 100% chi phí: Tinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt: Zêbu, Brahman; vật tư phối giống và hỗ trợ 50.000 đồng/con có chửa, bao gồm tiền công: Phối giống, kiểm tra trâu hoặc bò có chửa;

2. Hỗ trợ 60% giá trị trâu đực giống ngoại vùng (cách tối thiểu 50 km), bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa phương), để phối giống trực tiếp cho trâu cái ở các vùng quy hoạch, bò cái tại địa phương đối với các huyện, xã miền núi không có điều kiện thực hiện phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Định mức: 30 – 50 con trâu, bò cái sinh sản được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống. Riêng các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong hỗ trợ 80% giá trị trâu đực giống ngoài vùng, bò đực giống lai hướng thịt (về đến địa phương), với định mức: 25 - 30 con trâu hoặc bò cái sinh sản được bố trí 01 con trâu hoặc bò đực giống.

Điều 12. Chăn nuôi trâu, bò hàng hoá

1. Hỗ trợ lãi suất tối đa 12 tháng thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho số tiền vay bình quân 04 triệu đồng/con để mua 01 con trâu, bò tạo hàng hoá. Ngân sách trả lãi suất tiền vay qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT;

2. Hỗ trợ 100.000 đồng/con trâu, bò đực giống chất lượng kém bị thiến bằng kìm bấm và hỗ trợ 50.000 đồng/con tiền công thiến cho cán bộ thực hiện.

Điều 13. Trợ giá giống gốc

Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên cho Trung tâm Giống chăn nuôi để thực hiện chương trình trợ giá giống gốc theo Thông tư số 148/2007/TTLB/BTC-BNN&PTNT của Liên Bộ: Tài chính - Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi, cho các đối tượng sau: Lợn Móng Cái; Lợn giống ngoại cấp ông bà; Bò vàng, bò sữa giống HF thuần; Vịt bầu Quỳ, gà Ác, lợn Mường Khương, bò H'Mông.

Điều 14. Tiêm phòng gia súc miền núi

Cấp 100% các loại vacxin tiêm phòng gia súc đối với các xã, bản miền núi khu vực III và khu vực II;

Điều 15. Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng (bị phản ứng do tiêm phòng vacxin gây chết)

Hỗ trợ 100% tiền đền bù gia súc, gia cầm bị rủi ro (chết) do tiêm phòng vacxin theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra rủi ro (trong định mức quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

Điều 16. Kiên cố hoá kênh mương loại III

1. Hỗ trợ 30% giá trị công trình kiên cố kênh mương đối với các huyện miền núi thấp cho khu vực tưới có 10 ha trở lên;

2. Hỗ trợ 80% giá trị công trình cho khu vực tưới có 05 ha trở lên đối với 5 huyện miền núi cao;

3. Khi lập dự toán công trình không tính giá trị thu nhập chịu thuế tính trước, khuyến khích áp dụng thiết kế định hình ở những nơi có điều kiện, các khoản chi phí khảo sát, lập thiết kế dự toán chỉ tính bằng 50% mức quy định, thuế VAT chỉ tính trên giá trị vật liệu xây dựng công trình.

Điều 17. Tưới cho cây công nghiệp: Chè, Cà phê, Mía; Cây ăn quả:

Cam, Dứa và Cỏ trồng tập trung

1. Hỗ trợ 40% giá trị công trình được quyết toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (thiết bị và vật tư) tưới nhỏ lẻ cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) và cỏ trồng tập trung có quy mô 01 ha trở lên làm thức ăn chăn nuôi như: Giếng đào, giếng khoan, máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su;

2. Hỗ trợ 40% giá trị công trình nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng cho 01 hồ đập nhỏ có dung tích từ 30.000 m3 đến 70.000 m3 nằm trong vùng quy hoạch phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, mía), cây ăn quả (cam, dứa) để tạo nguồn nước tưới và giữ ẩm. Số lượng hồ đập nhỏ được UBND tỉnh giao kế hoạch hàng năm cho các địa phương, đơn vị.

Điều 18. Nuôi trồng Thuỷ sản mặn lợ

1. Đối với những hộ nuôi tôm Sú và tôm He chân trắng thương phẩm công nghiệp bị bệnh virus đốm trắng và bệnh Taura được hỗ trợ hoá chất để xử lý dịch bệnh tôm, nếu khi tôm bị bệnh chủ hộ đã tuân thủ quy trình dập dịch của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh thuỷ sản;

2. Đối với tôm Sú và tôm He chân trắng bố mẹ bị dịch bệnh phải tiêu hủy được hỗ trợ 30% tiền giá giống tại thời điểm.

Điều 19. Nuôi trồng Thuỷ sản nước ngọt

Hỗ trợ 01 lần đối với diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (ngoài vùng dự án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tập trung) từ trồng lúa (ngoài diện tích quy hoạch trồng lúa nước được phê duyệt), trồng màu, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha.

Điều 20. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn

1. Các huyện, xã miền núi thuộc khu vực III được hỗ trợ 6,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);

2. Các huyện, xã miền núi thuộc khu vực II được hỗ trợ 4,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);

3. Các huyện, xã miền núi thuộc khu vực I được hỗ trợ 2,5 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên);

4. Các huyện, xã đồng bằng được hỗ trợ 2,0 triệu đồng/lồng (loại lồng 15m3 trở lên).

Điều 21. Chính sách nuôi ngao Bến Tre

Hỗ trợ 01 lần 20% tiền mua giống ngao Bến Tre cho các hộ nuôi tập trung thâm canh trong vùng quy hoạch, với mật độ thả 100 – 150 con/m2.

Điều 22. Hỗ trợ các Trại sản xuất giống Thuỷ sản

1. Hỗ trợ Trại sản xuất giống tôm mới phát triển để mua sắm thiết bị với mức 10 triệu đồng/1 triệu con giống, với quy mô mỗi trại không quá 10 triệu con;

2. Trại sản xuất giống cá rô phi đơn tính mới xây dựng với công suất mỗi trại từ 01 triệu con cá giống 21 ngày tuổi trở lên được hỗ trợ không quá 45 triệu đồng/trại;

3. Hỗ trợ 01 lần cho Trại sản xuất giống Cua mới xây dựng với quy mô 5 vạn con/trại trở lên được hỗ trợ 15 triệu đồng/trại;

4. Hỗ trợ một lần 10 triệu đồng để mua sắm vật tư, trang thiết bị, cua giống bố mẹ đối với mô hình sản xuất cua giống quy mô từ 05 vạn con trở lên/trại, kết hợp tôm giống.

5. Hỗ trợ 01 lần cho một Trại sản xuất giống thuỷ sản mặn lợ mới xây dựng mức 10 triệu đồng và Trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt mức 05 triệu đồng để đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản;

Điều 23. Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi

1. Hàng năm tỉnh trích một phần ngân sách để trợ giá cá giống lên miền núi của tỉnh, cụ thể như sau:

a) Đối với các xã miền núi khu vực III, mức trợ giá giống 70%;

b) Đối với các xã miền núi khu vực II, mức trợ giá giống 60%;

c) Đối với các xã miền núi khu vực I, mức trợ giá giống 50%.

2. Bên cạnh những đơn vị được giao nhiệm vụ trợ giá lên các huyện miền núi, những huyện có Trại giống cấp 2 đủ tiêu chuẩn được tham gia chương trình để cung ứng giống tại chỗ cho các hộ nuôi để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành con giống.

Điều 24. Hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Ngân sách hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản từ vùng lộng ra vùng khơi, với mức 50% tổng kinh phí, nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình;

2. Ngân sách hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên tàu đánh cá;

3. Ngân sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thời gian 12 tháng đối với hộ ngư dân đóng mới tàu khai thác thủy sản vùng khơi có công suất từ 90 CV trở lên với các mức như sau:

a) Hỗ trợ 3,0 triệu đồng/tháng đối với tàu có công suất từ 90CV - 250CV;

b) Hỗ trợ 4,0 triệu đồng/tháng đối với tàu có công suất từ 250CV - 400CV;

c) Hỗ trợ 4,5 triệu đồng/tháng đối với tàu có công suất trên 400CV.

4. Để bảo đảm thông tin trên biển, đặc biệt là công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ cho ngư dân thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển như sau:

a) Hỗ trợ 01 máy thông tin tầm xa có tích hợp vệ tinh cho mỗi tổ hợp tác (từ 5-7 tàu/tổ) gồm các loại tàu có công suất từ 90 CV trở lên. Máy thông tin phải thực hiện theo quy định về quản lý thông tin trên biển của tỉnh.

b) Trang bị máy thông tin tầm xa tại các huyện, thị, các xã nghề cá trọng điểm ven biển để quản lý tàu thuyền.

5. Hỗ trợ cho mỗi lao động đi khai thác thủy sản trên biển thuộc đối tượng ngư dân nghèo và gia đình chính sách một bộ phao cứu sinh.

6. Hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm thuyền viên thuộc hộ nghèo, chính sách tham gia đánh bắt thủy sản ngoài khơi trên tàu từ 90CV trở lên.

7. Khi các ngư dân thành lập 01 tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển, đã được UBND xã, phường, thị trấn sở tại xác nhận, được hỗ trợ 10 triệu đồng.

Điều 25. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thuỷ sản

1. Hàng năm cấp kinh phí cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản để mua các giống tôm, giống cá và các loài thủy sản quý hiếm khác thả ra sông, ra biển, các hồ nước lớn có diện tích trên 50 ha.

2. Hàng năm cấp kinh phí cho Trung tâm Giống thủy sản để thay thế 10% đàn cá bố mẹ hiện có gồm kinh phí mua, vận chuyển, nuôi dưỡng và sản xuất giống quý hiếm, giống mới.

Điều 26. Chính sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để sản xuất theo công nghệ cao

1. Xây dựng cánh đồng mẫu:

a) Đối tượng, quy mô (diện tích tối thiểu, liền kề):

- Cây lúa, ngô, lạc: 30 ha.

- Cây Cam: 02 ha.

- Cây Cao su, chè: 10 ha.

- Rau các loại: 05 ha.

- Nuôi tôm thẻ: 05 ha.

- Nuôi ngao: 20 ha.

- Trồng rừng bằng giống nuôi cấy mô: 10 ha.

b) Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí hội thảo đầu bờ, tập huấn, tuyên truyền, tham quan học tập, với mức 15 triệu đồng/cánh đồng mẫu;

- Hỗ trợ 30% giá các loại vật tư chủ yếu như: Phân bón, thuốc xử lý, chế phẩm sinh học (trừ chế phẩm compos maketr đã có chính sách hỗ trợ), để đầu tư đủ quy trình sản xuất hiện hành.

2. Nhân rộng cánh đồng mẫu a) Thời gian:

- Đối với cây nông nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy sản phải qua 02 vụ sản xuất liên tiếp để đánh giá hiệu quả;

- Cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả lâu năm sau 02 năm liên tiếp phải đánh giá hiệu quả;

b) Quy mô: Phải đạt tối thiểu gấp 3 - 5 lần quy mô cánh đồng mẫu.

c) Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hội thảo đầu bờ, tham quan học tập, khuyến cáo, tập huấn khuyến nông cho người sản xuất, với mức 20 triệu/cánh đồng mẫu

- Hỗ trợ chế phẩm sinh học, thuốc BVTV, thuốc thú y để xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, với mức tối đa không quá 01 triệu đồng/ha;

Điều 27. Chính sách hỗ trợ mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

Hỗ trợ 40% giá trị mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại Nghệ An. Các danh mục về bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được mua do Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, trình UBND tỉnh quyết định trước khi thực hiện.

Điều 28. Chính sách hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo

1. Xây dựng mô hình kinh tế a) Đối tượng, quy mô:

- Sản xuất cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày như: Khoai sọ, gừng, chanh leo, chuối tiêu hồng, gấc cao sản, bí xanh, cây hương bài, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, mô hình thâm canh lúa lai, ngô lai, lạc, rau an toàn, hoa lyli, cây dược liệu dưới tán rừng. Quy mô: 1 - 2 ha/mô hình.

- Sản xuất cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả: Cam, quýt, bưởi, dứa. Quy mô: 2 - 3 ha/mô hình.

- Sản xuất cây lâm nghiệp: Cây pic niệng, mét, mô hình cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng giàu, chuyển đổi canh tác nương rẫy sang canh tác nông, lâm kết hợp. Quy mô: 3 - 5 ha/mô hình.

- Chăn nuôi: Số con thường xuyên/mô hình phải đạt mức tối thiểu đối với từng loại con như sau: Lợn rừng, lợn đen: 30 con trở lên; nhím: 3 cặp; gà đen, vịt bầu Quỳ: 200 con

- Nuôi cá lồng trên sông, hồ. b) Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí tập huấn, hội thảo đầu bờ, tuyên truyền với mức 10 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ giống với mức: 50% đối với các huyện, xã miền núi khu vực I và khu vực II, 80% đối với các xã miền núi khu vực III;

- Hỗ trợ 50% chi phí vật tư chủ yếu: phân bón, chế phẩm sinh học.

Hàng năm các huyện, thị, các đơn vị căn cứ điều kiện thực tế của địa phương lựa chọn tối đa 2 - 3 mô hình có hiệu quả nhất để thực hiện.

2. Nhân rộng mô hình kinh tế a) Thời gian:

- Đối với cây hàng năm: Sau 02 năm xây dựng mô hình.

- Đối với cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, rừng nguyên liệu: Sau 01 chu kỳ sản xuất tạo mô hình;

- Mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Sau 02 năm xây dựng mô hình.

b) Quy mô: Phải đạt tối thiểu gấp 04 lần quy mô mô hình đã được xây dựng có hiệu quả.

c) Chính sách hỗ trợ:

- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, hội thảo đầu bờ, với mức 20 triệu đồng/mô hình.

- Hỗ trợ 30% giá các loại vật tư, phân bón chủ yếu.

Điều 29. Chính sách phát triển Hợp tác xã nông nghiệp

1. Khi thành lập mới 01 Hợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, diêm nghiệp đã đại hội xã viên, có phương án sản xuất kinh doanh, có giấy phép kinh doanh do UBND huyện, thành, thị (hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp, được hỗ trợ 20 triệu đồng.

2. Trong quá trình xây dựng và hoạt động, các Hợp tác xã được lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án trong vùng; đồng thời được hưởng các chính sách quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển Hợp tác xã.

Điều 30. Các chính sách: Phát triển ngành nghề nông thôn, Hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, Hỗ trợ Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Thuỷ lợi phí thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Trách nhiệm của các địa phương, đơn vị là chủ đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư theo chính sách

1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các chính sách: Trợ giá các loại giống: Lúa lai, Ngô lai, ngô vụ Đông, Lạc, Cam; phát triển vùng nguyên liệu Chè; rừng nguyên liệu; kiên cố hóa kênh mương loại III; Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; tưới cho cây công nghiệp dài ngày, tưới cho cây ăn quả; phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá; nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn; nuôi ngao Bến Tre; miễn thuỷ lợi phí; phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ KHKT để sản xuất theo công nghệ cao; Xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; chính sách trợ giá ni lông tủ lạc.

2. Giám đốc các Công ty TNHH một thành viên: Nông, Lâm nghiệp; Trưởng các Ban quản lý rừng phòng hộ; Tổng đội trưởng các Tổng đội TNXP-XDKT; Giám đốc các dự án phát triển nguyên liệu thực hiện các chính sách: Phát triển vùng nguyên liệu Chè; Trợ giá giống cam; rừng nguyên liệu; chính sách tưới cho cây công nghiệp dài ngày, tưới cho cây ăn quả; chính sách khuyến khích ứng dụng các tiến bộ KHKT để sản xuất theo công nghệ cao; xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; chính sách mua bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được áp dụng vào sản xuất nông, lâm, thủy sản... thuộc phạm vi quản lý.

3. Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Bảo vệ thực vật thực hiện chính sách hỗ trợ thuốc trừ cỏ cho cây Lạc.

4. Giám đốc các Công ty có đủ điều kiện tổ chức thực hiện chính sách trợ giá máy cày đa chức năng và máy công tác kèm theo, máy gặt, máy cấy và tập huấn bảo trì, sử dụng máy nông nghiệp.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tạo nguồn vốn cho các hộ dân vay theo định mức để mua máy cày đa chức năng và máy công tác kèm theo, máy gặt, máy cấy, mua trâu, bò làm hàng hoá và thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất máy nông nghiệp.

6. Giám đốc các Công ty, chủ nhiệm các Hợp tác xã sản xuất, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ cần nguyên liệu mây, dâu tằm làm chủ đầu tư thực hiện chính sách phát triển vùng nguyên liệu mây, dâu tằm và hỗ trợ tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến để phát triển các làng nghề nông thôn.

7. Giám đốc Trung tâm Giống chăn nuôi thực hiện chính sách: Phát triển chăn nuôi lợn ngoại; tạo giống bò, cải tiến giống trâu; trợ giá giống gốc chăn nuôi.

8. Chi cục trưởng Chi cục Thú y thực hiện chính sách: Tiêm phòng gia súc miền núi; chính sách hỗ trợ thú y thuỷ sản; Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro do tiêm phòng vacxin.

9. Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thực hiện chính sách hỗ trợ tôm giống bố mẹ khi bị dịch bệnh, hỗ trợ thiết bị, chuyên gia trại giống.

10. Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản và các Trạm, Trại sản xuất cá giống thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống thuỷ sản; chính sách trợ giá cá giống cho các huyện miền núi; chính sách bảo tồn quỹ gen, giống gốc thuỷ sản.

11. Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện các chính sách: Hỗ trợ phao cứu sinh; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đào tạo thuyền, máy trưởng, thuyền viên tàu cá; xây dựng mô hình chuyển đổi khai thác thuỷ sản từ vùng lộng sang vùng khơi và sang các ngành nghề khác; bảo tồn quỹ gen, tái tạo nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ lãi suất đóng mới tàu khai thác hải sản có công suất 90CV trở lên, hỗ trợ máy thông tin, thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển, hỗ trợ mua bảo hiểm thuyền viên thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách tham gia đánh bắt thủy sản trên tàu 90CV;

12. Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi thẩm định kế hoạch sửa chữa công trình, kiên cố hoá kênh mương, tưới, tiêu, chính sách miễn thuỷ lợi phí và đôn đốc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các chính sách này.

13. Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn thực hiện chính sách phát triển Hợp tác xã: Nông, lâm, thủy lợi, đánh bắt thủy sản ngoài khơi; chính sách sản xuất muối.

14. Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổng hợp kế hoạch yêu cầu đầu tư hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và phê duyệt làm cơ sở thực hiện và đôn đốc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách này.

Căn cứ các quy định tại Quyết định này, các địa phương, đơn vị lập kế hoạch thực hiện các chính sách gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính trước ngày 15/8 hàng năm để kiểm tra, tổng hợp, trình UBND tỉnh quyết định. Đồng thời, căn cứ kế hoạch được giao, tổ chức thực hiện các chính sách, tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định.

Điều 32. Trách nhiệm các Sở liên quan

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

a) Phối hợp với Sở Tài chính để lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư theo Quyết định này hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;

b) Tham gia với Sở Tài chính thẩm định giá các loại giống cây, con, vật tư, thiết bị… để thực hiện chính sách;

c) Tham gia với Sở Tài chính trong việc thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước;

d) Thẩm định, phê duyệt các hồ sơ thủ tục theo quy định (thiết kế kỹ thuật - dự toán các loại vật tư, thiết bị, giống cây, con các loại)

e) Tổ chức chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và kiểm tra hồ sơ kết quả việc thực hiện chính sách trước khi thu hoạch đối với cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày, sau trồng mới đối với cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của các địa phương báo cáo để đủ thủ tục chi tiền thực hiện chính sách;

f) Hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị. Đánh giá những ưu điểm, tồn tại hạn chế và đề xuất các biện pháp chỉ đạo của năm tiếp theo, báo cáo UBND tỉnh vào cuối tháng 11.

2. Sở Tài chính

a) Chủ trì trong việc lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;

b) Căn cứ dự toán ngân sách đã được UBND tỉnh phê duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cấp ứng kịp thời kinh phí cho các địa phương, đơn vị theo đúng quy định;

c) Thẩm định, phê duyệt, thông báo giá các loại giống cây, giống con, vật tư, thiết bị… làm căn cứ cho việc thanh quyết toán các chính sách hỗ trợ;

d) Thẩm tra quyết toán kinh phí thực hiện chính sách theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 33. Hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí quản lý, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan, UBND các huyện, thành, thị trong việc, chỉ đạo, kiểm tra, phúc tra đối với các Chủ đầu tư thực hiện các chính sách này.

Điều 34. Điều khoản thi hành

1. Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài chính ban hành hướng dẫn liên ngành thực hiện Quyết định này;

2. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (Qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.

Tải toàn văn Quyết định 09/2012/QĐ-UBND: FILE 09

        

UBND TỈNH NGHỆ AN

LIÊN SỞ: NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT – TÀI CHÍNH

Số: 612/HD.LS-NN&PTNT-TC                                                                                                                                                                                                Nghệ An, ngày  29  tháng  3  năm 2012                                                                                                                                                                    

HƯỚNG DẪN

Một số nội dung thực hiện Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015

 

              Thực hiện Điều 34, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015.

              Để quản lý kinh phí hỗ trợ đầu tư theo đúng quy định, tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, các đơn vị tham gia cung ứng. Liên Sở: Nông nghiệp và PTNT - Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh như sau:

             I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

            1. Giống nguyên chủng: Là giống được nhân ra từ giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

            2. Giống mới là giống đã thực hiện khảo nghiệm đúng quy phạm, được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép đưa vào sản xuất đại trà.        

            3. Các loại giống Lúa lai, Ngô lai được hưởng chính sách do Sở Nông nghiệp và PTNT quy định tại đề án sản xuất hàng năm.

            4. Giống Mây: Áp dụng cho giống mây nếp, mây tắt, mây ruột gà, mây vườn có trong danh mục giống của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Mật độ trồng: 10.000 cây/ha. Trồng theo hình tam giác cân thành từng cụm; mỗi cụm 3 cây; cụm cách cụm 3 m. Quy cách hố: 30 cm x 30 cm x 30 cm.

           5. Thuốc diệt cỏ Lạc là các loại thuốc diệt cỏ được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép đưa vào sử dụng, đã qua thử nghiệm trong sản xuất tại Nghệ An có kết quả tốt.

          6. Cánh đồng mẫu là cánh đồng được chọn để xây dựng mô hình đầu tư đủ, đúng theo quy trình kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để sản xuất các loại nông sản có năng suất, chất lượng cao, an toàn sinh học, tăng thu nhập cho người nông dân và đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau:

          - Diện tích đủ lớn (mức tối thiểu, liền kề theo quy định tại Quyết định 09/2012/QĐ-UBND).

         - Thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ đối với các sản phẩm là nguyên liệu chế biến.

         - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật thâm canh, công nghệ tiên tiến… vào sản xuất.

         - Năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế đạt cao hơn sản xuất bình thường của nông dân.

          7. Mô hình kinh tế có hiệu quả là mô hình sản xuất các loại cây, con, nuôi trồng thủy sản… đem lại thu nhập cao (đạt mức tăng tối thiểu là 15% so với đối chứng), có khả năng nhân rộng để tạo vùng nông sản hàng hóa tập trung, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân (ở các huyện miền núi).

         8. Bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ là những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận bản quyền tác giả cho tổ chức hoặc cá nhân đăng ký (được áp dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại Nghệ An). 

            9. Chăn nuôi trâu, bò hàng hoá là hình thức chăn nuôi hướng thịt, tạo con giống để bán, tạo hàng hóa phục vụ tiêu dùng về thịt trâu, bò và cung ứng con giống.

            10. Trợ giá giống gốc chăn nuôi là hoạt động hỗ trợ kinh phí cho nhiệm vụ giữ, nhân quỹ gen thuần chủng động vật (bò, lợn, gia cầm) giống gốc. Sản xuất sản phẩm giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao của đàn cụ kỵ, ông bà đối với lợn; của dòng thuần ông bà đối với gia cầm; của đàn hạt nhân đối với gia súc lớn; của đàn giống thuần đối với ong, tằm đạt tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.

            11. Tiêm phòng gia súc miền núi: Tiêm mỗi năm 2 vụ bằng các loại vacxin bắt buộc tiêm cho trâu, bò, lợn theo quy định của Cục Thú y. Đầu tư gồm: Các loại vacxin, thuốc trợ tim, thuốc phòng sốc.

            12. Các loại vật tư, thiết bị phối giống tạo giống bò, cải tiến giống trâu bằng thụ tinh nhân tạo, bao gồm:

            - Chi phí tinh, vật tư phối giống thụ tinh nhân tạo trâu, bò gồm: Chi phí mua tinh trâu, tinh bò, vật tư, chi phí bảo quản và vận chuyển về đến địa phương.

            - Định mức tinh, vật tư phối giống bằng TTNT cho trâu, bò như sau:

            + Trâu có chửa: 1,5 liều tinh cọng rạ, 1,5 bộ găng tay, 1,5 dẫn tinh quản (ống gen) và 1,6 lít ni tơ. 

            + Bò sữa có chửa: 2 liều tinh cọng rạ, 2 bộ găng tay, 2 dẫn tinh quản (ống gen) và 3 lít ni tơ.

            - Bò hướng thịt (Zê bu, Brahman...) có chửa: 1,5 liều tinh cọng rạ, 1,5 bộ găng tay, 1,5 dẫn tinh quản (ống gen) và 1,6 lít ni tơ. 

             13. Bộ chạt lọc cải tiến: Bao gồm 2-3 cái nhỏ được bố trí vào giữa ruộng muối để thay thế chạt lọc hiện tại ở góc ruộng muối. Một bộ chạt lọc phục vụ cho một đơn vị sản xuất muối (500 m2).  

             14. Bạt nhựa ni lon trải ô kết tinh là loại bạt nhựa nilon HDPE màu đen, dày 0,6 mm dùng để trải trên bề mặt ô kết tinh sản xuất muối.

            15. Các loại vật tư, thiết bị hỗ trợ cho các Trại sinh sản giống nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt bao gồm: Con giống tôm, cá rô phi đơn tính, cua biển; thiết bị nâng nhiệt; thiết bị cấp thoát nước; thiết bị, hóa chất hỗ trợ sinh sản và hóa chất vệ sinh môi trường; thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cầm tay; ổn áp điện.

            16. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện, nghiệm thu kết quả và quản lý nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, đảm bảo tiến độ, đúng nội dung được phê duyệt, có hiệu quả.

            17. Các huyện, xã, bản miền núi thuộc các khu vực, thực hiện theo quy định tại các Quyết định: Số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006; Số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007… của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển và các văn bản của cấp có thẩm quyền công nhận huyện, xã, bản miền núi hiện hành tại thời điểm.

            II. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Hằng năm, UBND các huyện, thành, thị, các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư nông nghiệp, nông thôn năm sau gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính trước ngày 15/8, để 2 Sở phối hợp kiểm tra, tổng hợp, lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Dự toán kế hoạch kinh phí phải chi tiết theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật, khối lượng (số lượng, diện tích), đơn giá, định mức hỗ trợ theo từng địa bàn và từng chính sách hỗ trợ. Dự toán kế hoạch kinh phí phải kèm thuyết minh tính toán và các căn cứ có liên quan.

            III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư là chính quyền địa phương

a) Xây dựng kế hoạch hằng năm, tổ chức thực hiện các chính sách đúng đối tượng, đúng mục đích.

b) Tổ chức nghiệm thu cơ sở do UBND cấp xã chủ trì, UBND cấp huyện nghiệm thu phúc tra đối với nghiệm thu cơ sở kịp thời theo quy định, làm căn cứ để thanh quyết toán với nhà nước khoản kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng.

c) Sau khi kết thúc sản xuất, UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm tổng hợp diện tích các loại cây trồng gồm: lúa lai, ngô lai, lạc nguyên chủng, lạc phủ nilông, chè, dứa, cao su, mây… trên địa bàn đối với từng xã (phường, thị trấn, đơn vị…) gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính để làm căn cứ cấp phát và thanh quyết toán các nguồn kinh phí theo quy định.

d) Phối hợp với các chủ đầu tư là đơn vị, doanh nghiệp triển khai chính sách trên địa bàn: Địa điểm, phối hợp tổ chức nghiệm thu, giám sát chất lượng, kết quả thực hiện chính sách.

đ) Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính trung thực, chính xác của số liệu kết quả thực hiện chính sách tại bảng tổng hợp cơ sở (cấp xã), cấp huyện. Đồng thời chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho người dân là đối tượng thụ hưởng chính sách đúng theo chế độ hiện hành và quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư thực hiện chính sách là đơn vị, doanh nghiệp

a) Lập kế hoạch về các chính sách thực hiện gửi về Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp hàng năm theo quy định.

b) Xây dựng phương án giá, gửi đề nghị duyệt, thông báo giá về Sở Tài chính đối với những loại giống, vật tư… thuộc chính sách hỗ trợ.

c) Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư, với số kinh phí đã được UBND tỉnh phê duyệt theo đúng đối tượng, địa bàn, định mức hỗ trợ theo quy định.

d) Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện, lập hồ sơ thanh quyết toán các khoản kinh phí được giao theo thời gian quy định: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan; Báo cáo tổng hợp quyết toán có chữ ký của kế toán trưởng, chữ ký, đóng dấu của chủ tài khoản; Tờ trình đề nghị duyệt quyết toán do chủ tài khoản ký đóng dấu (trong đó, ghi rõ các thông tin về: Địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, các nội dung quyết toán...).v.v…

đ) Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc thực hiện các chính sách cả về số lượng, chất lượng, đối tượng thụ hưởng, địa bàn, độ chính xác số liệu… của kế hoạch và kết quả nghiệm thu thực hiện.

            IV. QUY ĐỊNH VỀ THÔNG BÁO GIÁ VÀ THỰC HIỆN KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ THEO CHÍNH SÁCH

1. Về thông báo giá thực hiện chính sách

Đầu kỳ kế hoạch, đầu vụ sản xuất các chủ đầu tư (UBND các huyện,  doanh nghiệp, đơn vị, Tổng đội TNXP…), các doanh nghiệp tham gia cung ứng phải có văn bản đề nghị thẩm định giá các loại giống cây, con, vật tư, phân bón… thực hiện chính sách, gửi về Sở Tài chính.

Hồ sơ đề nghị thẩm định giá gồm: Phương án giá, thông báo giá của đơn vị cung ứng, hợp đồng mua bán... Trên cơ sở đó, Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra về quy cách, định mức kinh tế kỹ thuật, chủng loại cây, con giống... thuộc nội dung chính sách để thông báo giá làm căn cứ xác định mức hỗ trợ và thanh quyết toán các nguồn kinh phí của Nhà nước theo quy định.

Đối với các loại giống được sản xuất, mua bán và luân chuyển nội bộ giữa các hộ dân với nhau trên địa bàn, không có hóa đơn của đơn vị cung ứng thì Phòng Tài chính các huyện, thành, thị có văn bản xác định giá trình UBND huyện phê duyệt giá tại thời điểm thực hiện, đồng thời gửi về các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT để theo dõi.

2. Thực hiện kinh phí hỗ trợ

a) Thông báo chỉ tiêu kinh phí thực hiện chính sách

Sau khi có phê duyệt dự toán thu, chi ngân sách năm kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ kế hoạch sản xuất UBND tỉnh giao, đề án sản xuất, các định mức kinh tế kỹ thuật... có liên quan, thông báo kế hoạch thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho các địa phương, đơn vị trong phạm vi kinh phí được giao.

b) Cấp phát kinh phí:

- Đối với đơn vị dự toán: Căn cứ Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm của UBND tỉnh, sở Tài chính thông báo giao dự toán cho các đơn vị dự toán cấp 1. Trên cơ sở đó, các đơn vị dự toán cấp 1 lập phương án phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán cấp 4 (đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí) trình Sở Tài chính thẩm định để ra quyết định giao dự toán chi ngân sách. Căn cứ tiến độ, kết quả thực hiện các đơn vị trực tiếp kho bạc để thanh toán kinh phí.

- Đối với các chủ đầu tư là các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác: Căn cứ Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm của UBND tỉnh, sau khi có hồ sơ thực hiện theo tiến độ, Sở Tài chính tiến hành cấp phát bằng lệnh chi tiền theo tiến độ thực hiện trong phạm vi kinh phí đã được phê duyệt.  

- Đối với UBND các huyện, thành, thị, các đơn vị hành chính sự nghiệp: Sở Tài chính thông báo kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn sau khi có Quyết định phân bổ dự toán thu chi ngân sách năm kế hoạch của UBND tỉnh. 

- Riêng đối với những chính sách có tính đột xuất, chưa phân bổ kế hoạch kinh phí như: Hỗ trợ tôm nuôi bị dịch bệnh, hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng, hỗ trợ giống ngô vụ Đông đã gieo bị ngập lụt hỏng…: Sau thiên tai, dịch bệnh, tiêm phòng thì UBND các huyện (thành, thị), các chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, tổng hợp số liệu, lập báo cáo, đề nghị gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính. Sau khi nhận được báo cáo, đề nghị của các huyện (thành, thị), các chủ đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra hồ sơ trình UBND tỉnh cấp bổ sung kinh phí hỗ trợ cho các huyện (thành, thị), đơn vị liên quan.

- Hằng quý hoặc sau mỗi vụ sản xuất, UBND các huyện, thành, thị, các doanh nghiệp, đơn vị là chủ đầu tư phải tập hợp hồ sơ, báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện các chính sách của quý, vụ sản xuất gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính.

Căn cứ báo cáo tiến độ của các địa phương, đơn vị, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức kiểm tra việc cấp phát, chi trả các khoản kinh phí hỗ trợ theo chính sách của các chủ đầu tư (UBND các huyện, thành, thị, đơn vị, doanh nghiệp), để đảm bảo các chính sách đến được với các hộ nông dân và các đối tượng được thụ hưởng một cách kịp thời.

- Các chủ đầu tư nếu có thay đổi về tên, tài khoản… phải có văn bản gửi về Sở Tài chính (bộ phận quản lý trực tiếp) để theo dõi và thực hiện cấp phát đúng quy định.

c) Quyết toán kinh phí:

Hằng năm, Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức quyết toán nguồn kinh phí đã được cấp của năm trước.

Đơn vị quyết toán chuẩn bị: Tờ trình đề nghị quyết toán tổng hợp các nguồn kinh phí được hỗ trợ, trong đó thể hiện các nguồn kinh phí được cấp; kinh phí thực hiện, số kinh phí đề nghị quyết toán; Bảng tổng hợp chi tiết từng nguồn kinh phí (được lập thành 4 bản để gửi các thành viên hội đồng quyết toán); Các hồ sơ cụ thể đối với từng chính sách theo quy định tại Hướng dẫn này.

V. QUY ĐỊNH VỀ CÁC BƯỚC NGHIỆM THU ĐỂ ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

 1. Nghiệm thu cơ sở

- Nghiệm thu cơ sở (nghiệm thu A-B) là nghiệm thu giữa UBND cấp xã và các xóm (bản). Phương pháp nghiệm thu: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đối với từng hộ ở từng xóm (thôn, bản, đội sản xuất) để tổng hợp thành kết quả chung toàn xã (phường, thị trấn). Riêng đối với các hộ dân sản xuất thuộc các doanh nghiệp, đơn vị, nông, lâm trường thì nghiệm thu cơ sở là nghiệm thu giữa Đội sản xuất với các hộ hoặc các nhóm sản xuất.

(Theo mẫu biểu nghiệm thu cho từng đối tượng thực hiện chính sách kèm theo Hướng dẫn này)

- Thời gian hoàn thành nghiệm thu cơ sở:

+ Đối với cây ngắn ngày và nilon tủ lạc: 30 ngày sau khi gieo trồng;

+ Cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả: 60 ngày sau trồng mới;

+ Cây lâm nghiệp: Lần đầu sau trồng mới 30 ngày, lần cuối sau trồng dặm 30 ngày;

+ Chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản: Cuối năm kế hoạch;

+ Hỗ trợ cá giống: 20 ngày sau khi thả.

- Hồ sơ nghiệm thu cơ sở gồm:

+ Biên bản nghiệm thu của UBND xã (phường, thị trấn), đơn vị đối với từng xóm (thôn, bản, đội sản xuất, hộ gia đình...), kèm theo bảng kê danh sách các đối tượng được thụ hưởng (hộ gia đình, tổ chức, cá nhân... trên địa bàn).

Bảng kê danh sách các xóm (bản), đội sản xuất phải thể hiện đầy đủ các nội dung đối với từng chính sách cụ thể, nhất thiết phải có phần tổng số tiền thanh toán; số tiền được hỗ trợ và phần ký nhận của các hộ dân, có xác nhận của trưởng xóm (bản).

+ Bảng tổng hợp nghiệm thu cơ sở toàn xã, đơn vị: Là tổng hợp kết quả nghiệm thu của từng xóm (thôn, bản, đội sản xuất) có ký, đóng dấu của Chủ tịch (hoặc Phó chủ tich) UBND cấp xã, thủ trưởng đơn vị, kèm theo bảng kê chi tiết của từng xóm (bản), đội sản xuất. Đối với các loại vật tư, cây, con giống... do nhiều đơn vị tham gia cung ứng trên địa bàn xã thì bảng tổng hợp phải thể hiện được số lượng của từng đơn vị.

2. Nghiệm thu phúc tra

Nghiệm thu phúc tra là nghiệm thu do UBND cấp huyện (hoặc Chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị) tổ chức. Phương pháp nghiệm thu theo chọn mẫu ngẫu nhiên từ 7 - 10% tổng kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn.

Biên bản nghiệm thu phúc tra do lãnh đạo UBND huyện, thành, thị hoặc lãnh đạo chủ đầu tư là đơn vị, doanh nghiệp ký đóng dấu, kèm theo bảng tổng hợp kết quả thực hiện chính sách.

Thời gian hoàn thành nghiệm thu phúc tra: Sau khi có kết quả nghiệm thu cơ sở đối với từng chính sách cụ thể, nhưng không quá 30 ngày.

Sau khi kết thúc vụ sản xuất, UBND huyện, thành, thị hoặc các đơn vị có trách nhiệm phúc tra kết quả nghiệm thu cơ sở các loại cây trồng gồm: Lúa lai, Ngô lai, giống lạc nguyên chủng, lạc phủ nilông, Chè, Dứa, Cao su, Cam, Mây, Dâu tằm… trên địa bàn (theo mẫu, biểu), tổng hợp kết quả gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để làm căn cứ cấp phát và thanh quyết toán các nguồn kinh phí theo quy định.

VI. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán tiền trợ giá các loại giống cây: Lúa lai, ngô lai, Lạc, Chè LDP1, LDP2, Tuyết shan, Chè chất lượng cao, Cam, Dâu tằm, Mây nguyên liệu, giống cây lâm nghiệp, vật tư phục vụ nông nghiệp, nilon tủ lạc ...

- Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư (UBND các huyện hoặc các đơn vị, doanh nghiệp…) cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng mới áp dụng đối với giống cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, Mây nguyên liệu (nếu trồng tập trung). Chủ đầu tư là huyện thì UBND huyện phê duyệt; chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thì Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt. Riêng đối với cây mây nguyên liệu trồng phân tán trong các hộ dân thì có sơ đồ chung thể hiện vị trí, vùng trồng có xác nhận của UBND xã.

- Thông báo giá của cấp có thẩm quyền. Trường hợp các hộ dân tự sản xuất, mua bán và luân chuyển nội bộ trong dân thì phải có văn bản phê duyệt giá của UBND cấp huyện trên địa bàn theo thời điểm.

- Hồ sơ thể hiện đầu vào: Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua, bán hàng giữa chủ ngành hàng với địa phương nhận hàng. Trường hợp các hộ dân tự sản xuất, mua bán và luân chuyển nội bộ trên địa bàn thì phải có xác nhận của UBND xã về việc mua bán giữa các hộ trên địa bàn.

- Văn bản kiểm tra chất lượng giống đối với các loại giống tự sản xuất tại cơ sở: Nếu là giống cây lâm nghiệp, giống Mây, giống Dâu tằm do phòng Nông nghiệp và PTNT cấp huyện xác nhận. Nếu là giống cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả do Sở Nông nghiệp và PTNT xác nhận.

- Các chứng từ khác có liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

3. Hồ sơ thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ làm đất trồng Chè công nghiệp

- Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư (UBND các huyện hoặc các đơn vị, doanh nghiệp…) cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng Chè: Chủ đầu tư là huyện thì UBND huyện phê duyệt; chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thì Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. Phần nghiệm thu nhất thiết phải thể hiện rõ tổng mức đầu tư cho làm đất trên một đơn vị diện tích (ha), tổng diện tích, số lượng, định mức hỗ trợ, tổng tiền hỗ trợ.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi,...).

4. Hỗ trợ giống lúa xác nhận

- Quyết định phê duyệt kế hoạch, dự toán chi tiết Sở Nông nghiệp và PTNT về địa điểm, số lượng, kinh phí thực hiện cho các Công ty.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

5. Hỗ trợ sản xuất Muối

  - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí cho Chi cục Phát triển nông thôn.

- Quyết định phân bổ chỉ tiêu kế hoạch của chủ đầu tư cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.

- Đơn đề nghị hỗ trợ của hộ, nhóm hộ.

- Danh sách bình xét các hộ được hỗ trợ có xác nhận của xóm trưởng,  UBND xã.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Hồ sơ đầu vào thể hiện việc mua bán bạt nhựa nilông trải ô kết tinh.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

            6. Thực hiện công tác tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ

          a)  Nhiệm vụ: 

            - Đối với công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến nguyên liệu Mây:

             Các đơn vị có quyết định giao nhiệm vụ tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ trồng và chế biến nguyên liệu Mây chịu trách nhiệm hướng dẫn các hộ về công nghệ sản xuất, chế biến và tập huấn, đào tạo phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu. Yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ giữa tạo việc làm và trách nhiệm bao tiêu sản phẩm làm ra của Doanh nghiệp với người lao động.

- Đối với công tác tập huấn sử dụng, bảo trì máy nông nghiệp

+ Các đơn vị cung cấp máy cho các địa phương, đơn vị phải chịu trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn cho người mua máy biết sử dụng máy, biết các tính năng, tác dụng của máy ở mức độ thành thạo.

+ Tổ chức tập huấn để chuyển giao kỹ thuật, bảo trì, sửa chữa những hỏng hóc thông thường các loại máy có quy định trong hợp đồng giữa các địa phương với doanh nghiệp cung ứng cho người mua máy đến khi thành thạo sử dụng.

+ Ngân sách chỉ hỗ trợ tối đa bằng dự toán kinh phí đã được giao và không quá mức chi đào tạo, tập huấn hiện hành. Số còn lại thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp cung ứng máy.

            b) Hồ sơ quyết toán gồm

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí lớp học.

- Danh sách học viên có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND cấp xã hoặc phòng Nông nhiệp và PTNT huyện), hoặc của các đơn vị có lớp tập huấn.

- Các chứng từ về tài liệu học tập, các chi phí khác liên quan đến lớp học.

- Các chứng từ thuê hội trường, loa đài, tiền bồi dưỡng giảng viên, tiền tài liệu... có liên quan.

- Báo cáo kết quả về số lượng, chất lượng công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp thực hiện, có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã) nơi tổ chức tập huấn.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

            7. Hỗ trợ các loại máy nông nghiệp

            a) Một số quy định chung

- Đối tượng được cấp hỗ trợ lãi suất là hộ nông dân có hợp đồng vay vốn tại các Ngân hàng cơ sở thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Nghệ An để mua máy cày đa chức năng và máy công tác kèm theo, máy gặt, máy cấy.

- Các Doanh nghiệp có chức năng, đủ điều kiện kinh doanh máy nông nghiệp chủ động ký kết hợp đồng cung cấp các loại máy với các địa phương. Nội dung hợp đồng bao gồm: Cung ứng máy, hướng dẫn sử dụng, bảo trì sửa chữa hỏng hóc thông thường.

            b) Thực hiện cấp phát, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất cho hộ nông dân mua máy cày loại nhỏ đa chức năng, máy gặt, máy cấy

            - Cấp phát quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất:

            + Quyết định phân bổ chỉ tiêu mua máy nông nghiệp của UBND huyện.

            + Báo cáo tổng hợp số máy, loại máy đã mua của từng huyện (bao gồm các xã tổng hợp).

+ Tháng đầu quý sau, Ngân hàng nông nghiệp và PTNT trích lập hồ sơ đề nghị cấp hỗ trợ lãi suất, bao gồm:

            * Tờ trình đề nghị cấp ứng kinh phí hỗ trợ lãi suất quý trước của Ngân hàng.

            * Bảng kê danh sách đề nghị cấp hỗ trợ lãi suất.

            * Hồ sơ mua máy của đơn vị cung ứng gồm: Hợp đồng mua máy, hoá đơn mua hàng.

            Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, gửi Sở Tài chính để cấp phát.

            - Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh có trách nhiệm chuyển số tiền hỗ trợ lãi suất cho các Ngân hàng cơ sở, để chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng.

            Tháng 1 năm sau, các Ngân hàng cơ sở nơi cho hộ nông dân vay vốn mua các loại máy báo cáo quyết toán số lãi suất phát sinh trong năm trước, gửi 2 bản cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh thực hiện việc quyết toán tổng hợp số kinh phí hỗ trợ lãi suất trong năm của các huyện.

Quyết toán được gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính (kèm theo bản quyết toán của từng huyện). Đồng thời lập danh sách các hộ đã hết thời gian hỗ trợ lãi suất trong năm.

            Trên cơ sở bảng tổng hợp quyết toán tiền hỗ trợ lãi suất của các huyện, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính sẽ thẩm định: Số đối tượng đã phê duyệt, tổng nguồn cho vay và tiền lãi phát sinh trong năm, số cấp ứng trong năm để cấp phát số tiền lãi còn lại cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh chuyển về cho các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cơ sở.

            c) Trợ giá máy cày đa chức năng, máy gặt, máy cấy:

- Quyết định phân bổ chỉ tiêu mua máy nông nghiệp của UBND huyện.

            - Tờ trình đề nghị quyết toán kinh phí trợ giá của đơn vị cung ứng máy.

            - Hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán máy giữa hộ nông dân với doanh nghiệp cung ứng, các hóa đơn chứng từ liên quan.

            - Biên bản bàn giao, nghiệm thu máy của chủ đầu tư với các chủ hộ.

            - Biên bản nghiệm thu phúc tra về kết quả thực hiện hợp đồng.

            - Thông báo giá của cấp có thẩm quyền.

           8. Chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 30 con trở lên

            a)  Đối tượng được hưởng chính sách

- Hộ, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô từ 30 con trở lên, có địa điểm xây dựng trang trại trong vùng quy hoạch chăn nuôi của huyện, không gây tác hại cho môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y.

- Được hưởng chính sách hỗ trợ nhập đàn lần đầu.

b) Hồ sơ thủ tục thanh quyết toán

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi.

- Biên bản xác nhận chủ hộ có đủ điều kiện chăn nuôi lợn ngoại do Trung tâm Giống chăn nuôi, phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế), UBND xã sở tại xác nhận.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với chủ hộ, trang trại, doanh nghiệp về việc đầu tư kinh phí nhập đàn lợn ngoại (đối với hộ, trang trại có xác nhận của chính quyền địa phương.

- Hóa đơn xuất bán.

- Biên bản nghiệm thu nhập đàn (bao gồm: Lợn cái hậu bị, lợn đực giống) giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với chủ hộ chăn nuôi lợn ngoại.

 - Bảng tổng hợp danh sách các hộ chăn nuôi lợn giống có ký nhận của hộ và xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã.

- Giấy đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ nhập đàn của chủ hộ.

- Hóa đơn, chứng từ chi tiền hỗ trợ cho chủ hộ do chủ đầu tư cấp.

              9. Hồ sơ thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ tạo giống Bò, cải tiến giống trâu

            a) Hỗ trợ tinh trâu, tinh bò sữa, tinh bò giống hướng thịt, vật tư phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo:

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí về số trâu, bò được phối giống của từng huyện trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi.

            - Hợp đồng, thanh lý hợp đồng phối giống cho trâu cái, bò cái có chửa giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với các điểm giống (có xác nhận của phòng Nông nghiệp và PTNT), với dẫn tinh viên (có xác nhận của UBND xã sở tại).

            - Giấy xin thanh toán tiền công phối giống, kiểm tra trâu, bò có chửa (trước và sau khi phối giống) của cán bộ dẫn tinh viên.

- Hợp đồng mua bán, phiếu xuất, nhập kho vật tư, liều tinh. Tại các điểm giống: vật tư phối giống nhập về kho phải có phiếu nhập kho và phiếu xuất kho của Trung tâm Giống chăn nuôi.

            - Bảng kê danh sách hộ có trâu, bò phối giống có chửa do dẫn tinh viên và điểm giống xác lập có ký nhận của chủ hộ và xác nhận của UBND xã.

- Bản nghiệm thu thanh toán từng đợt số trâu, bò cái phối giống có chửa của từng xã có xác nhận của phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế).

            - Các chứng từ kế toán liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

            b) Trợ giá trâu, bò đực giống

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi.

- Đơn xin đăng ký nuôi trâu, bò đực giống để tạo giống của chủ hộ, có ý kiến chấp thuận của UBND xã.

- Quyết định của UBND huyện về việc chọn điểm, chọn hộ có đủ điều kiện nuôi trâu, bò đực giống.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị được UBND huyện giao nhiệm vụ thực hiện.

- Giấy bán của bên có trâu, bò đực giống cho hộ chăn nuôi có xác nhận của UBND xã (nếu là cá nhân), hoặc hóa đơn bán hàng (nếu là tổ chức).

- Biên bản bàn giao trâu, bò đực giống giữa đơn vị thực hiện với chủ hộ có xác nhận của UBND xã.

- Biên bản nghiệm thu chất lượng giống giữa Trung tâm Giống chăn nuôi, đơn vị thực hiện và chủ hộ.

- Tổng hợp kinh phí hỗ trợ trâu, bò đực giống cho các hộ nhận nuôi có xác nhận của UBND huyện.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Các hóa đơn, chứng từ liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...).

            10. Hỗ trợ lãi suất để chăn nuôi trâu bò hàng hoá

a) Điều kiện hưởng chính sách

Những hộ gia đình đã mua nuôi thêm từ 01 con trâu, bò trở lên được ngân sách cấp bù tiền lãi suất cho số tiền vay ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tối đa 04 triệu đồng/con trong thời gian không quá 12 tháng và Ngân sách cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng theo từng quý trong năm.

b) Hồ sơ cấp bù lãi suất bao gồm

 - Quyết định của UBND huyện, thành, thị về việc phân bổ chỉ tiêu mua trâu bò hàng hóa cho các địa phương (UBND xã).

- Giấy đăng ký của các hộ xin thực hiện chương trình (có xác nhận của xóm trưởng và UBND xã).

- Biên bản nghiệm thu xác nhận về số lượng trâu, bò đã mua thêm đối với các hộ chăn nuôi trâu, bò hàng hóa (gồm đại diện phòng Nông nghiệp và PTNT, chủ hộ, xóm trưởng và UBND xã).

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Các chứng từ liên quan (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

- Hằng quý Ngân hàng lập bảng kê lãi suất tiền vay của nông dân theo từng xã về số tiền lãi suất tương ứng với số tiền đã cho nông dân vay mua thêm những con trâu, bò để làm hàng hóa được hưởng chính sách qua UBND các huyện để chuyển trả tiền hỗ trợ lãi suất.

c) Hồ sơ hỗ trợ kinh phí thiến trâu, bò đực giống chất lượng kém

- Danh sách nhận tiền của chủ hộ có trâu, bò chất lượng kém bị thiến bằng kìm bấm (có xác nhận của UBND cấp xã, phòng Nông nghiệp và PTNT).

- Giấy xin thanh toán của từng kỹ thuật viên.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

11. Trợ giá giống gốc

Thực hiện theo Thông tư liên tịch số: 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT ngày 13/12/2007 của Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp PTNT.

Quyết định của UBND tỉnh giao cho Trung tâm Giống chăn nuôi là cơ quan đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống vật nuôi trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Hồ sơ thủ tục như sau:

a)  Đối với lợn giống Móng Cái

- Lợn cái Móng Cái:

+ Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi.

+ Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ được UBND xã xác nhận.

+ Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với chủ hộ đăng ký sản xuất giống. Bảng kê các chủ hộ tham gia có sản phẩm lợn hậu bị xuất bán và nhận tiền hỗ trợ có xác nhận của UBND xã.

+ Biên bản nghiệm thu chất lượng lợn hậu bị được sản xuất của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho từng hộ sản xuất lợn hậu bị.

+ Bảng tổng hợp người mua lợn hậu bị có xác nhận của phòng Nông nghiệp và PTNT.

+ Giấy đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ của chủ hộ.

+ Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.

- Lợn đực giống Móng Cái:  

+ Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi.

+ Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có ý kiến đồng ý của UBND xã sở tại.

+ Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị thực hiện và chủ hộ nuôi lợn đực giống có xác nhận của phòng Nông nghiệp và PTNT.

+ Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

+ Giấy đề nghị thanh toán của chủ hộ nuôi lợn đực giống.

+ Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.

b) Lợn nái ngoại giống ông bà.

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm Giống chăn nuôi.

- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, trang trại (có xác nhận của UBND xã sở tại), trạm giống chăn nuôi, doanh nghiệp.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng sản xuất con giống giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với chủ hộ, chủ trang trại (có xác nhận của UBND xã), với Trạm giống chăn nuôi, doanh nghiệp.

- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và Phòng Nông nghiệp PTNT huyện với cơ sở sản xuất giống.

- Bảng tổng hợp xuất bán sản phẩm lợn cái hậu bị trong năm kèm theo các chứng từ xuất bán giống hậu bị.

- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.

- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.

c) Giống bò vàng, bò Hmông.

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.

- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có ý kiến đồng ý của UBND xã sở tại.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị thực hiện, kèm theo bảng kê các hộ tham gia có xác nhận của UBND xã.

- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.

- Các chứng từ liên quan (Phiếu thu, phiếu chi...).

 d) Giống Vịt Bầu Quỳ, gà Ác

 - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.

- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ (có xác nhận của UBND xã sở tại), doanh nghiệp.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng sản xuất trứng giống, con giống giữa Trung tâm giống chăn nuôi với địa phương làm điểm giống, doanh nghiệp hoặc chủ hộ (có xác nhận của UBND xã).

- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp PTNT huyện.

- Giấy đề nghị thanh toán tiền hỗ trợ của chủ hộ.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi...).

đ) Lợn Mường Khương

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.

- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có ý kiến đồng ý của UBND xã sở tại.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm Giống chăn nuôi với đơn vị thực hiện, kèm theo bảng kê các hộ tham gia có xác nhận của UBND xã.

- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm Giống chăn nuôi và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện.

- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.

- Các chứng từ liên quan (Phiếu thu, phiếu chi...).

            12. Hồ sơ thanh quyết toán tiêm phòng gia súc miền núi

 - Quyết định giao dự toán chi tiết kế hoạch tiêm phòng gia súc ở các huyện miền núi của Sở Nông nghiệp và PTNT cho Chi cục Thú y thực hiện.

 - Bảng kê danh sách các hộ có gia súc, gia cầm được tiêm phòng từng loại vacxin có ký nhận của hộ, xác nhận của UBND xã và bảng tổng hợp của UBND huyện.

            - Chứng từ việc cấp vacxin của Chi cục thú y. Có chi tiết chế độ thụ hưởng chính sách của tỉnh.

            - Biên bản nghiệm thu kết quả tiêm phòng gia súc trên địa bàn của Trạm Thú y có sự giám sát của UBND xã xác nhận. Bảng tổng hợp kết quả được UBND huyện xác nhận.

            - Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

13. Hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng (bị phản ứng do tiêm phòng vacxin gây chết)

- Biên bản về hiện trạng (số lượng, triệu chứng...) những gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng: Lý do chết, loại vắc xin tiêm, loại gia súc (số lượng, trọng lượng, hình thức xác định)...

- Đơn xin hỗ trợ việc tiêu huỷ gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng của các hộ.

- Bảng tổng hợp của UBND cấp xã đề nghị hỗ trợ gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng. 

- Bảng tổng hợp của UBND cấp huyện, đề nghị hỗ trợ gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng. 

            14. Hỗ trợ kiên cố hoá kênh loại III

            a) Phạm vi hỗ trợ: Các địa phương ở 10 huyện miền núi.

            b) Hồ sơ để được hỗ trợ gồm:

            - Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh cho UBND huyện.

            - Quyết định phân khai của huyện cho các xã thực hiện kế hoạch.

            - Tờ trình về việc cấp vốn hỗ trợ kiên cố kênh loại III.

            - Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán các hạng mục công trình được phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Hạ tầng thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; Hợp đồng xây dựng và thanh lý hợp đồng và các văn bản khác kèm theo trong quá trình thực hiện xây dựng công trình.

            - Hồ sơ quyết toán: Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; báo cáo tổng hợp quyết toán chi tiết theo từng công trình, nguồn vốn cụ thể và kinh phí đề nghị hỗ trợ.

15. Hỗ trợ tưới cho cây Chè, Cà phê, Mía, Cam, Dứa, Cỏ… trồng tập trung và xây dựng hồ đập nhỏ giữ ẩm

15.1. Thực hiện hỗ trợ:

a) Công tác thực hiện đầu tư: Chủ đầu tư các công trình lập hồ sơ đầu tư xây dựng công trình gồm:

- Đối với quy mô công trình có vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng, hồ sơ gồm:

+ Tờ trình xây dựng công trình của chủ đầu tư.

+ Lập phương án kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện đầu tư.

+ Thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật, dự toán kinh phí: Đối với hộ dân địa phương do phòng Nông nghiệp và PTNT (phòng Kinh tế) thẩm định trình UBND cấp huyện phê duyệt. Đối với các hộ thuộc các Doanh nghiệp, Tổng đội TNXP thì Giám đốc Doanh nghiệp, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP thẩm định phê duyệt.

- Đối với quy mô công trình có vốn đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên, hồ sơ gồm:

+ Tờ trình xây dựng công trình của chủ đầu tư.

+ Thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán công trình: Phòng Nông nghiệp & PTNT với Phòng hạ tầng huyện thẩm định trình UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán các công trình của các hộ gia đình, cá nhân là hộ dân địa phương.

+ Đối với công trình của các hộ nhận khoán đất của Xí nghiệp, Công ty Nông, Lâm nghiệp, Tổng đội TNXP. Các đơn vị, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán gửi về Chi cục Thuỷ lợi thẩm định trình Sở Nông nghiệp PTNT phê duyệt.

b) Một số quy định trong việc hỗ trợ đầu tư:

- Các hộ gia đình được hỗ trợ đầu tư phải cam kết sử dụng công trình đúng mục đích tưới; quản lý tốt công trình, để đảm bảo sử dụng được bền lâu. Thời gian sử dụng máy bơm ít nhất là 6 năm theo Quy định hiện hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các hộ gia đình ký hợp đồng bán sản phẩm cho Doanh nghiệp Nhà nước để chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

c) Công tác thanh quyết toán hỗ trợ đầu tư

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra xác định giá trị thực tế và hiệu quả của các công trình tưới để làm cơ sở hỗ trợ đầu tư.

- Thanh toán vốn đầu tư: Hồ sơ theo tiết 2, điểm a, mục 15.1 trên đây.

+ Căn cứ Quyết định bố trí kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư của UBND tỉnh.

+ Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện xây dựng công trình và mua sắm thiết bị tưới trên địa bàn của chủ đầu tư  có xác nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Đối chiếu với kế hoạch trình đầu năm, Sở Tài chính cấp hỗ trợ kinh phí cho các chủ đầu tư để thanh toán cho các hộ tiền xây dựng công trình và mua sắm thiết bị tưới.

- Cơ quan thanh toán vốn hỗ trợ:

+ Chủ đầu tư: UBND huyện là cơ quan kiểm tra hồ sơ và trực tiếp thanh toán vốn cho hộ dân địa phương.

+ Chủ đầu tư: Các Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP là cơ quan kiểm tra hồ sơ và trực tiếp thanh toán kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các hộ nhận khoán ở đơn vị mình.

15.2. Hồ sơ thanh toán vốn hỗ trợ:

a) Đối với công trình có quy mô dưới 200 triệu đồng: Hồ sơ gồm:

- Quyết định phân bổ kinh phí cho địa phương, đơn vị của UBND tỉnh.

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư và cam kết quản lý công trình của Chủ đầu tư.

- Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kinh phí xây dựng công trình tưới được UBND huyện phê duyệt.

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình tưới vào sử dụng của Chủ đầu tư.

- Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành của Chủ đầu tư.

- Giấy đề nghị chuyển vốn do Chủ đầu tư lập.

- Các chứng từ có liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

b) Đối với công trình có quy mô từ 200 triệu đồng trở lên: Hồ sơ gồm:

- Quyết định phân kinh phí cho địa phương, đơn vị của UBND tỉnh.

- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư và bản cam kết quản lý công trình của Chủ đầu tư.

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kinh phí. Hồ sơ kèm theo quyết định phê duyệt của UBND huyện (đối với công trình của hộ dân địa phương) và của Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với công trình của các hộ nhận khoán đất của Xí nghiệp, Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP).

- Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành của Chủ đầu tư.

- Biên bản nghiệm thu đưa công trình tưới vào sử dụng của chủ đầu tư.

- Biên bản kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Các chứng từ có liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

        15.3. Quyết toán dự án hoàn thành.

a) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra duyệt quyết toán.

- Đối với hộ dân địa phương do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết toán do Chủ đầu tư lập và trực tiếp tổ chức thẩm tra, trình UBND huyện phê duyệt.

- Đối với hộ nhận khoán đất thuộc Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP do Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm tra trình Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán.

        b) Hồ sơ trình duyệt quyết toán gồm:

- Tờ trình xin phê duyệt quyết toán gửi UBND huyện (hoặc Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT đối với công trình các hộ nhận khoán đất của Xí nghiệp, Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP-XDKT).

- Các loại hồ sơ thanh toán đã nêu ở mục trên của hướng dẫn này, tuỳ theo quy mô công trình.

- Bản đối chiếu thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư do cơ quan thanh toán vốn xác nhận.

16. Nuôi trồng Thuỷ sản mặn lợ

a) Điều kiện được hưởng chính sách:

- Tuân thủ các quy trình dập dịch của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh thuỷ sản.

- Khi tiêu hủy có sự chứng giám của đại diện Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, UBND huyện, UBND xã và chủ trại có tôm giống bố, mẹ bị bệnh.

b) Hồ sơ thủ tục hỗ trợ giống tôm bố mẹ bị bệnh gồm:

- Bảng kê danh sách số lượng trại giống tôm, số lượng tôm bố mẹ bị dịch bệnh theo kết luận của Chi cục thú y.

           - Biên bản đã xử lý dịch, bệnh có xác nhận của UBND xã, huyện và và đại diện thú y thuỷ sản, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản.

- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ trại.

            - Chứng từ chi tiền hỗ trợ cho chủ trại.

            c) Hỗ sơ thủ tục hỗ trợ hóa chất xử lý dịch bệnh Tôm:

- Phiếu xét nghiệm (photo) Tôm nuôi bị bệnh (+);

- Tài liệu mua hoá chất, phiếu xuất kho hoá chất của Chi cục Thú y cho các Trạm thú y huyện, thành, thị và văn bản ký nhận đã hóa chất hỗ trợ cho các chủ hộ có xác nhận của UBND xã;

 - UBND xã có dịch bệnh tổng hợp hồ sơ của từng hộ được hỗ trợ dập dịch thuỷ sản của xã gửi về Trạm thú y huyện, thành, thị tổng hợp, trình UBND huyện xác nhận.   

17. Nuôi trồng Thuỷ sản nước ngọt (chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản)

- Đơn đăng ký chuyển đổi của chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của UBND xã sở tại kèm theo bảng kê diện tích chuyển đổi từ trồng lúa (ngoài diện tích quy hoạch được duyệt), trồng màu, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Chứng từ chi trả tiền hỗ trợ cho chủ đầm nuôi thủy sản.

- Danh sách chi trả tiền hỗ trợ chuyển đổi có chữ ký của chủ đầm.

            18. Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi

  - Quyết định phân chỉ tiêu của UBND huyện cho các xã.

- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các doanh nghiệp cung ứng giống cho người thụ hưởng chính sách.

- Hoá đơn chứng từ và phiếu nhập kho, xuất kho.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

19. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn

a) Điều kiện để được hưởng chính sách

Chính sách này chỉ hỗ trợ cho các loại lồng theo quy định và được thực hiện 01 lần/lồng. Trường hợp đã được hỗ trợ rồi chuyển nhượng cho hộ khác sử dụng thì không được hỗ trợ tiếp. Trong trường hợp có bão lụt thiên tai bất khả kháng làm trôi, tan lồng, chủ hộ nuôi phải báo cáo và có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn), các phòng liên quan thuộc UBND huyện xác nhận thì có thể được xem xét hỗ trợ để xây dựng lại lồng mới từ các nguồn hỗ trợ.

b)  Hồ sơ thủ tục gồm

- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của UBND cấp xã.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.

- Chứng từ chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng.

20. Hỗ trợ nuôi ngao Bến Tre

- Hợp đồng thuê đất nuôi ngao giữa UBND xã, chủ hộ nuôi

- Chứng từ mua giống theo quy định hiện hành hoặc xác nhận của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An đối với cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện để cung ứng con giống.

- Phiếu kiểm định chất lượng con giống của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An.

 - Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

21. Hỗ trợ trại sản xuất giống thuỷ sản

a) Điều kiện được hưởng chính sách:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 (một) lần tiền mua thiết bị và đàn cá, tôm, cua bố mẹ cho các trại sinh sản giống nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

- Có hợp đồng giữa chủ trại và cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ sinh sản. Hợp đồng phải nêu rõ: Cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ phải bảo đảm cho con giống sinh sản thành công. Nếu sinh sản thành công 75% trở lên so với hợp đồng ký kết thì tiền hỗ trợ vào cuối năm sẽ thanh toán đủ 100%; nếu cho sinh sản chỉ được 50 – 74% so với hợp đồng đã ký thì chỉ được hỗ trợ 50%. Nếu sinh sản dưới 50% so với hợp đồng đã ký thì được hỗ trợ 30%. Nếu cho đẻ không thành công thì ngân sách không hỗ trợ.

b) Hồ sơ thủ tục gồm:

- Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua bán vật tư, thiết bị.

- Biên bản nghiệm thu trại giống đã xây dựng hoàn thành theo dự toán có xác nhận của UBND xã.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản giữa chủ trại và cán bộ kỹ thuật.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

 

            22. Hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

a) Xây dựng mô hình để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản từ vùng lộng ra vùng khơi thực hiện như sau:

  - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Giấy phép khai thác thủy sản (bản sao công chứng).

- Đơn xin thực hiện mô hình của chủ mô hình chuyển đổi nghề nghiệp.

- Hóa đơn bán hàng ngư cụ; hóa đơn, chứng từ sửa chữa, cải hoán tàu, mua bán, đóng mới tàu cá (nếu có).

b) Đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu đánh cá:  

  - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đào tạo giữa Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản với các trường, đơn vị có chức năng đào tạo. 

- Danh sách học viên tham gia các lớp đào tạo.

- Báo cáo kết quả về số lượng, chất lượng công tác đào tạo có xác nhận của UBND xã nơi tổ chức.

          c) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thời gian 12 tháng đối với hộ ngư dân đóng mới tàu khai thác hải sản vùng khơi có công suất lớn hơn 90 CV như sau:

            - Kế hoạch đóng mới tàu cá trong năm do UBND xã sở tại lập, gửi UBND huyện và Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Biên bản nghiệm thu xác nhận về việc hoàn thành đóng mới tàu gồm: UBND cấp xã và chủ tàu.

- Bảng kê danh sách các chủ hộ đóng mới tàu do UBND cấp xã lập.

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (bản sao công chứng);

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao công chứng);

- Giấy phép khai thác thủy sản (bản sao công chứng).

            - Đơn xin hỗ trợ lãi suất đóng mới tàu của chủ hộ, nêu rõ thời gian làm, công suất tàu, thời gian hoàn thành, được xóm trưởng và UBND xã xác nhận.

- Bảng kê tiền hỗ trợ theo mức quy định cho chủ hộ.

- Hóa đơn, chứng từ bán hàng máy và vỏ tàu (bản sao).

            d) Hỗ trợ máy thông tin tầm xa:

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện.

 

- Đơn xin được cấp máy của tổ trưởng tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển và cam kết tuân thủ quy chế quản lý thông tin trên biển, có xác nhận của chủ tịch UBND cấp xã.

- Quyết định công nhận việc thành lập tổ hợp tác của chủ tịch UBND cấp xã.

- Biên bản họp thành lập tổ hợp tác và bầu các chức danh trong tổ có xác nhận của chính quyền cấp xã;

- Quy ước hoạt động của tổ hợp tác được UBND cấp xã công nhận.

- Danh sách thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên của từng tổ hợp tác có xác nhận của chính quyền địa phương.

- Bản sao (công chứng) Giấy phép khai thác thủy sản.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ mua máy thông tin các loại của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản với đơn vị cung ứng.

- Thông báo giá của cấp có thẩm quyền.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

            đ) Hỗ trợ phao cứu sinh

- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí cho Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện.

- Bản sao (công chứng) Giấy phép khai thác thủy sản.

- Đơn đề nghị cấp phao cứu sinh của ngư dân nghèo, gia đình chính sách có xác nhận của UBND xã.

 - Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ mua các loại phao cứu sinh của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với đơn vị cung ứng.

- Thông báo giá của cấp có thẩm quyền.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, chi, phiếu xuất, nhập kho...)

e) Hỗ trợ mua bảo hiểm thuyền viên thuộc hộ nghèo, chính sách tham gia đánh bắt thủy sản ngoài khơi trên tàu từ 90CV trở lên

 - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí cho Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện.

- Đơn đề nghị hỗ trợ mua bảo hiểm thuyền viên thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách có xác nhận của UBND xã.

- Giấy phép khai thác thủy sản (bản sao công chứng).

- Sổ Danh bạ thuyền viên (bản sao công chứng).

- Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên (bản sao công chứng).

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này. 

- Hóa đơn mua bảo hiểm thuyền viên (bản sao).

g) Hỗ trợ thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển

  - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt dự toán kinh phí cho Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện.

- Kế hoạch thành lập tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển của UBND cấp xã.

- Đơn đề nghị thành lập Tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển của ban sáng lập viên gửi UBND cấp xã.

- Quyết định của UBND cấp xã về công nhận Tổ hợp tác khai thác thủy sản trên biển.

- Bản sao Quy ước hoạt động của Tổ hợp tác có xác nhận của UBND cấp xã.

- Danh sách các tổ viên, Tổ trưởng, Ban điều hành (nếu có).

            23. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc thủy sản.

            - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí.

- Biên bản kiểm kê đàn cá bố mẹ trước khi đưa vào ao nuôi vỗ do Trung tâm Giống Thuỷ sản Nghệ An lập. Biên bản kiểm kê phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại cá thải loại.

- Biên bản xử lý đối với lượng cá giống thải loại phải thay thế.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn chứng từ  mua  với đơn vị cung ứng.

            24. Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản

  - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí.

- Biên bản kiểm tra nhập đàn cá mới có sự giám sát, xác nhận của chính quyền địa phương cấp huyện nơi thả giống thủy sản do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản lập (ghi rõ số lượng, trọng lượng từng loài cá).

- Phiếu kiểm dịch thủy sản.

- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn chứng từ  mua cá với đơn vị cung ứng.

            - Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn vận chuyển cá giống.

25. Kinh phí hỗ trợ khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để sản xuất theo công nghệ cao

a) Xây dựng cánh đồng mẫu

Hồ sơ thủ tục gồm: 

            - Đăng ký xây dựng cánh đồng mẫu của UBND cấp huyện, của các đơn vị, doanh nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT đầu kỳ kế hoạch. Trong đó, phải nêu được các tiêu chí cơ bản của mô hình.

            - Biên bản xác nhận đảm bảo các tiêu chí cơ bản của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư của UBND huyện, đơn vị cho cánh đồng mẫu đã đăng ký.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Hồ sơ tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ: Danh sách các hộ, nội dung (tài liệu hội thảo, tập huấn), kết quả thực hiện...

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

b) Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu

- Báo cáo kết quả nghiệm thu xây dựng cánh đồng mẫu có hiệu quả của UBND cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp.

- Đăng ký tiếp tục nhân rộng cánh đồng mẫu của UBND cấp huyện, của đơn vị, doanh nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư của UBND huyện, đơn vị, doanh nghiệp cho nhân rộng cánh đồng mẫu đã xây dựng có hiệu quả.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Hồ sơ tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ: Danh sách các hộ, nội dung (tài liệu hội thảo, tập huấn), kết quả...

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

            26. Hỗ trợ mua bản quyền tác giả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ

- Quyết định của UBND tỉnh về danh mục bản quyền tác giả tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được mua trong năm kế hoạch.

- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.

- Biên bản kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất có hiệu quả tại Nghệ An.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

            27. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo

            a) Xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả: Hồ sơ thủ tục gồm: 

            - Đăng ký xây dựng mô hình của UBND cấp huyện, của đơn vị, doanh nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT đầu kỳ kế hoạch.

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư của UBND cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp cho các mô hình kinh tế có hiệu quả nhất đã được lựa chọn.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Hồ sơ tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ: Danh sách các hộ, nội dung (tài liệu hội thảo, tập huấn), kết quả...

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

b) Nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả

- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả của UBND cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp.

- Đăng ký tiếp tục nhân rộng mô hình kinh tế của UBND cấp huyện xác, của đơn vị, doanh nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư của UBND cấp huyện, đơn vị, doanh nghiệp cho nhân rộng mô hình đã xây dựng có hiệu quả.

- Kết quả nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu phúc tra: Theo quy định tại mục 1 và mục 2; phần V của Hướng dẫn này.

- Hồ sơ tập huấn, tuyên truyền, hội thảo đầu bờ: Danh sách các hộ, nội dung (tài liệu hội thảo, tập huấn), kết quả...

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

28. Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp

  - Thông báo chỉ tiêu thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và PTNT cho các huyện, thành, thị

  - Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí.

- Quyết định phân chỉ tiêu thành lập của UBND cấp huyện cho các xã.

- Đơn đề nghị thành lập HTX của ban sáng lập viên gửi UBND cấp xã.

- Điều lệ HTX đã được Đại hội thành lập HTX thông qua.

- Phương án sản xuất kinh doanh được Đại hội thành lập HTX thông qua.

- Biên bản Đại hội thành lập HTX.

- Danh sách xã viên, Ban quản trị, Ban kiểm soát.

- Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh của HTX.

- Các chứng từ liên quan (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho...).

Hằng năm, nếu không có nguồn kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương theo Nghị định 88/NĐ-CP của Chính phủ thì mới bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định 09/2012/UBND của UBND tỉnh.

            VII. QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các chính sách cho đối tượng được thụ hưởng đúng các nội dung hướng dẫn này.

2. Kết thúc vụ sản xuất hay năm kế hoạch. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thực hiện về khối lượng, kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng về Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Tài chính. Đồng thời, chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán với Nhà nước theo đúng quy định hiện hành.

3. Kinh phí quản lý, chỉ đạo được chi theo đúng dự toán, đúng nội dung, mức chi, đối tượng sử dụng. Đồng thời được thanh quyết toán theo chế độ hiện hành đối với những đơn vị được bố trí kinh phí.

Trên đây là hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số: 09/2012/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh Nghệ An của Liên Sở: Nông nghiệp và PTNT- Tài chính. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các ngành, các đơn vị liên quan phản ánh về các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính để bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết mới
Hướng dẫn nướng bánh PIZZA CÁCH NHẬN BIẾT BỘT SẮN DÂY CHUẨN XỊN Chăm sóc da em bé khi chuyển mùa an toàn và đúng chuẩn Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng? PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h00' ngày 03.04.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 13.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 01.03.2023
Cùng danh mục
Thương hiệu quốc gia – chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vị thế mới, giá trị mới Các hoạt động của Tuần lễ Thương hiệu quốc gia chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 Bộ Công Thương ban hành Quy định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương Hướng dẫn tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước Hội nghị “Đẩy mạnh thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng Thương mại điện tử” Nghệ An: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu Mời tham gia chương trình Thương hiệu Vàng công nghiệp Việt Nam lần thứ II, năm 2015