TIN TỨC
Danh bạ doanh nghiệp
Danh mục sản phẩm
Danh mục dịch vụ
Quảng cáo
Lazada là mối đe dọa của Vatgia, Tiki...!???
Lazada không hề rút lui khỏi thị trường Việt Nam, mà trái lại, Lazada còn là đối thủ đáng gờm của các công ty trong nước như Vatgia và Tiki, theo báo Nikkei của Nhật Bản.

 

Lazada đang chạy chương trình quảng cáo, khuyến mãi mạnh nhân dịp sinh nhật

Những ngày qua, thông tin về việc Lazada “đang rao bán mình” bỗng nhiên rộ lên. Song đại diện Lazada đã phủ nhận thông tin đó và cho rằng đó chỉ là “tin đồn nhảm”. Không những thế, theo báo Nhật Bản Nikkei, các hãng bán lẻ trực tuyến của Đông Nam Á đang gặp rất nhiều thách thức, khi họ đang tìm cách cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nặng ký.

Nikkei cho rằng, không như ở Mỹ và Trung Quốc, thương mại điện tử tại Đông Nam Á vẫn đang bị phân mảnh rất lớn, chưa hãng nào chiếm thị phần thống trị hẳn. Thực tế này, cùng với dân số đông đúc của khu vực và thu nhập người dân đang tăng lên, đã hút nhiều đại gia thế giới.

Một trong những “đại gia thế giới” đáng gờm đó chính là Lazada. Lazada do hãng Rocket Internet của Đức sáng lập, đã thâm nhập vào các thị trường khu vực rất sâu.

Lazada như Amazon ở Mỹ

Nikkei đã phỏng vấn Phạm Hoàng Anh, một giảng viên ở TP.HCM, và anh Hoàng Anh đã nói: “Tất cả bạn bè tôi bắt đầu mua quần áo online và Lazada có rất nhiều sản phẩm thời trang”, cho thấy Lazada phổ biến như thế nào trong giới trẻ  Việt Nam.

Rocket thành lập Lazada năm 2012, là một chi nhánh thương mại điện tử của họ ở Đông Nam Á. Lazada bán các sản phẩm làm đẹp, sức khỏe và nhiều thứ khác online, một mô hình kinh doanh tương tự như đại gia thương mại điện tử Amazon.com của Mỹ.

Lazada đã chiếm được thị phần hàng đầu tại 4 trong số 6 thị trường khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 2 tại Việt Nam và thứ 5 tại Singapore.

Rocket đã đầu tư vào thương mại điện tử, các dịch vụ taxi trực tuyến và các mảng kinh doanh liên quan đến internet khác trên toàn cầu, tập trung vào những thị trường mà 2 đại gia điện tử - Amazon và Alibaba – vẫn chưa đi đầu. Mục tiêu chính của Rocket là Đông Nam Á, nơi có sức mạnh chi tiêu đang tăng mạnh nhờ sự “chống lưng” của nền kinh tế tăng trưởng.

Theo hãng đầu tư mạo hiểm CyberAgent Ventures, thị trường thương mại điện tử của cả 5 quốc gia lớn nhất khu vực dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2019, đạt 62,2 tỷ USD, từ mức 15,3 tỷ USD năm 2013.

Lazada tuyên bố họ đã đạt được tổng số 1,3 tỷ USD tổng giá trị giao dịch (Gross Merchandise Value - GMV) hàng năm trong năm 2015 tại 6 thị trường của hãng ở Đông Nam Á, đưa Lazada trở thành hãng thương mại điện tử lớn nhất khu vực.

Số lượng khách online mỗi tháng tại Việt Nam của các trang thương mại điện tử (đơn vị: triệu). Theo thống kê dữ liệu tháng 12/2015 của comScore. Số liệu của Rocket Internet chỉ tính riêng Lazada. Nguồn: Nikkei

Vatgia và Tiki chật vật với Lazada

Nikkei cho biết, Lazada đang là mối đe dọa lớn với các công ty thương mại điện tử trong nước ở Việt Nam, như Vatgia và Tiki – hai công ty có một phần sở hữu lần lượt của công ty Nhật Bản Mitsui & Co. và Sumitomo Corp., cũng như Sendo, một đơn vị của FPT.

Trong nhiều năm liên, Vatgia đã đi đầu thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam, nhưng đến cuối năm 2014, Vatgia đã bị Lazada qua mặt ở số lượng khách truy cập online hàng tháng. Hiện công ty đang tiến hành nhiều nỗ lực để lấy lại vị trí hàng đầu.

Nhưng Vatgia không thể chi nhiều cho quảng cáo như Lazada, vì thế họ hy vọng ở một sức mạnh khác: số các nhà bán lẻ vừa và nhỏ đang bán smartphone và hàng điện tử trên website của họ.

Ông  Tran Hai Linh, Tổng giám đốc của Sendo, nhấn mạnh lợi ích của việc hợp tác với các công ty hậu cần lớn trong nước. “Chúng tôi có thể bán hàng đến những khu vực cách xa thành phố lớn, nơi Lazada đang gặp khó khăn”.

Mới đây, Lazada đã rầm rộ tổ chức đại tiệc mừng sinh nhật lần 4 của Lazada Việt Nam. Không những mạnh mẽ về tiềm lực tài chính và đầu tư lớn cho marketing, Lazada còn đang siết chặt quản lý nguồn gốc hàng hóa trong chiến dịch chống hàng giả, hàng nhái. Trong buổi họp báo kỷ niệm 4 năm thành lập Lazada hôm 9/3/2016, CEO Lazada Việt Nam Alexandre Dardy cho biết Lazada sẽ yêu cầu các đối tác bán hàng trên trang lazada.vn phải cung cấp hóa đơn chứng từ cụ thể về hàng hóa nhằm bảo đảm nguồn gốc rõ ràng.

Lazada cho biết có nhà kho rộng hơn 12.000 mét vuông tại Khu công nghiệp Tân Bình (TP.HCM). Nhà kho này thành lập từ năm 2012, đang mở rộng thêm và được vận hành bởi khoảng 100 nhân viên. Ngoài kho hàng TP.HCM, Lazada có kho hàng tại Hà Nội và sẽ mở thêm ở Đà Nẵng trong trường hợp cần thiết.

Và Lazada đang thực sự rất lớn mạnh và là đối thủ đáng lo ngại của các hãng thương mại điện tử trong nước của Việt Nam.

 

Theo http://ictnews.vn/

Bài viết mới
Hướng dẫn nướng bánh PIZZA CÁCH NHẬN BIẾT BỘT SẮN DÂY CHUẨN XỊN Chăm sóc da em bé khi chuyển mùa an toàn và đúng chuẩn Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng? PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h00' ngày 03.04.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 13.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 01.03.2023
Cùng danh mục
Cảnh báo các dự án/mô hình hoạt động có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép trên nền tảng thương mại điện tử Cảnh báo: Đa cấp biến tướng núp bóng Thương mại điện tử, tiền ảo Hướng dẫn cách cài đặt Khẩu trang điện tử Bluezone Chú ý ngăn chặn kết nối tới những máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GrandCrab Thương mại điện tử: Bí kíp để trở thành người tiêu dùng thông thái? Thanh toán không tiền mặt, xu thế tất yếu của tương lai! Mở shop online, bán hàng qua facebook và các mạng xã hội có thể bị phạt 20-30 triệu 15 NH Việt Nam bị hacker, nên dừng giao dịch trực tuyến