Ngày 29 tháng 3 năm 2016 Hội Thảo Tọa đàm " ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ DỊCH VỤ CÔNG DO BỘ TƯ PHÁP QUẢN LÝ" thành phần gồm: Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp , Sở Tư Pháp , một số Sở ban ngành của Tỉnh, UBND thành phố Vinh và 25 phường xã của UNND thành phố :
Bài Tham Luận của bà: Phạm Thị Hồng Thái trình bày trước Hội Thảo
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN HIỆN NAY ,THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
******************
Ngày 04/03/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 17/2010/NĐ-CP về Bán Đấu giá tài sản nhằm thực hiện xã hội hóa trong việc bán đấu giá tài sản. Đây là một bước tiến rất lớn trong cải cách hành chính và cũng như trong việc quản lý nhà nước về tất cả các tài sản công , tài sản quốc gia và tài sản của nhân dân được đưa ra đấu giá một cách công khai , minh bạch .
Đấu giá công khai , minh bạch rõ ràng sẽ hạn chế rất lớn nạn tham nhũng tiêu cực móc ngoặc lợi ích nhóm. trong vấn đề đất đai hiện nay và các Tài sản nhà nước hiện nay cũng vậy như Đấu giá mỏ, đấu giá cảng , đất đai , dự án, tài sản, máy móc thiết bị , nhà cữa vv Tất cả đưa ra công khai minh bạch , Đấu giá là công bằng đúng bản chất , thực hiện đúng theo Nghị định 17 /NĐ- CP thì tổn thất về tài sản công sẽ bị hạn chế rất nhiều , tăng nguồn thu ngân sách và lòng tin của nhân dân đối với Đảng , Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các địa phương từ tỉnh xuống cơ sở rất lớn .
Tỉnh Nghệ An cũng vậy UBND tỉnh ngày 01/8/2011 đã ra Quyết định số: 37/2011/QĐ - UBND Ban hành về Quy chế bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhà nước không nắm giữ về công tác đấu giá mà giao cho các Doanh nghiệp chuyên nghiệp làm công tác Đấu giá, mỗi tỉnh chỉ để lại một Trung tâm Đấu giá của tỉnh.
Trong suốt từ cuối năm 2011 đến hết năm 2015 khi có Quyết định 37/2011 của UBND tỉnh trong vòng 5 năm Nghệ An thực hiện Nghị định 17 /NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định của UBND tỉnh Ban hành bán đấu giá trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã rút ra được những thành quả đạt được và những tồn tại tìm ra giảỉ pháp hoàn thiện tốt hơn thực hiện Nghị định 17 của Chính phủ thực sự đi vào cuộc sống phát huy hiệu lực cao nhất Nghị định 17 mang lại cụ thể được thể hiện cụ thể như sau :
I - ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BÁN ĐẤU GIÁ HIỆN NAY :
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 8 tổ chức Công ty bán đấu giá chuyên nghiệp , trong đó có 2 đơn vị là của nhà nước đó là : Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Nghệ An ( thuộc Sở tư pháp ) và Công ty TNHH một thành viên nhà nước xổ số kiến thiết Nghệ An.
Còn có 6 Công ty thuộc Doanh nghiệp Dân doanh đó là : Công ty CP đấu giá TS Nghệ An, Công ty TNHH Đấu giá Nghệ An, Công ty CP Đấu giá Phú Quý , Công ty CP Tài chính và Đấu giá Quang Minh , Công ty TNHH đấu giá TS Phúc An , Công ty CP Đấu giá TS Thành Vinh .
Sáu công ty này họ thành lập Doanh nghiệp theo luật DN và theo hướng dẫn của Nghị định 17 tất cả tài sản vốn liếng là của họ , Đấu giá viên là Chủ tịch HĐQT ( công ty CP ), Chủ tịch HĐTV( Công ty TNHH ) kiêm Giám đốc hoặc phó giám đốc và họ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành bán đấu giá tài sản .
1 - Những mặt làm được của dịch vụ Đấu giá .
Tôi xin lấy điền hình của Công ty TNHH Đấu giá Nghệ An để nói rõ hơn , cụ thể hơn , thực tiễn hơn về công tác dịch vụ đấu giá này.
Tháng 6 năm 2012 thì Công ty TNHH Đấu giá Nghệ An được thành lập , Tôi vừa là Chủ tịch Hội DNN&V tỉnh Nghệ An , đồng thời là Đấu giá Viên là Chủ tịch HĐTV Công ty Kiêm Giám đốc Công ty người đại diện pháp luật của công ty , mục đích thành lập Công ty là làm Dịch vụ đấu giá có kinh phí trả lương cho bộ máy văn phòng Hội DNN&V tỉnh , có công ăn việc làm cho CBNV Văn phòng Hội và những hoạt động của Hội . Công ty có 3 Đấu giá viên và 6 nhân viên làm việc , vốn ban đầu thành lập là 1 tỷ đồng vốn này là bản thân của Tôi bỏ ra và phải chịu trách nhiệm vì Công ty TNHH Đấu giá Nghệ An là Công ty TNHH một thành viên .
Trong 3 năm từ tháng 6 /2012 đến hết năm 2015 Công ty TNHH Đấu giá Nghệ An đã trực tiếp làm dịch vụ đấu giá cho hai cơ sở đó là huyện Yên Thành và Thị xã Thái Hòa . Huyện Yên Thành chúng tôi đã trực tiếp xuống đấu giá 23 xã / 39xã, thị trấn . Thị xã Thái Hòa thì mới tham gia đấu giá đất được 2 xã/10 phường xã , tổng số lô đất bán được 381 lô , tổng số tiền bán được gần 70 tỷ , chênh lệch tiền bán được do đấu giá so với giá khởi diểm ban đầu tăng lên làm lợi cho ngân sách địa phương gần 5 tỷ ( lấy số tròn ) trong đó chủ yếu là huyện Yên Thành còn thị xã Thái Hòa chỉ bán được 26 lô đất ,tiền thu chưa đầy 10 tỷ làm lợi cho ngân sách UBND thị xã 500 triệu đồng
Qua làm dịch vụ đấu giá ở huyện Yên Thành và Thị xã Thái Hòa chúng Tôi rút ra nếu làm công tác đấu giá tốt , công khai minh bạch , làm đúng theo Nghị định 17 của Chính phủ , hướng dẫn cụ thể của Quyết định 37 ban hành quy chế bán đấu giá của tỉnh thì rút ra được mấy vấn đề rất lớn đối với phát triển kinh tế cũng xã hội của từng địa phương cũng như của Đất nước :
Một là : Công tác Đấu giá công khai minh bạch , công bằng thì hạn chế được rất nhiều về tệ nạn tham ô , tham nhũng , móc ngoặc nạn cò mồi trong việc bán đấu giá tài sản
Hai là : Khiếu nại , khiếu kiện của dân sẽ giảm bớt , an ninh trật tự được đảm bảo ( vì rằng lâu nay 100 % vụ khiếu nại , khiếu kiện trong dân thì có đến 80- 90 % là khiếu nại về đất đai tài sản công) . Nếu làm tốt công tác đấu giá Tài sản tốt thì hạn chế rất nhiều việc khiếu nại khiếu kiện của dân , dân ít lên huyện , lên tỉnh , lên Trung ương khiếu nại , khiếu kiện chủ yếu là về đất đai , tài sản công .
Ba là : Được nhất là được lòng tin của nhân dân với Chính quyền địa phương từ cấp xã , cấp huyện đến tỉnh vì dân thấy rằng bán đấu giá tài sản một cách công khai , minh bạch nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng chính quyền đia phương lòng tin của dân với Đảng với chính quyền ngày một tăng , tiêu cực được đẩy lùi ( Đấu giá chủ yếu đấu về bán đất nếu đấu giá minh bạch thì dân phấn khởi lắm mấy năm vừa qua Công ty chúng Tôi về Đấu giá 23 xã của huyện Yên Thành , hai xã của thị xã Thái Hòa đi đến xã nào đấu Dân họ phấn khởi lắm , chính quyền địa phương cũng rất phấn khởi từ xã , đến huyện vv )
2 - Thực trạng dịch vụ đấu giá hiện nay và những mặt còn hạn chế .
Việc đấu giá tài sản thực hiện theo Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ ,thực chất là đang rất mới đối với Đất nước chúng ta (Thế giới thì có lâu rồi ) nên xuống tận cơ sở để thực hiện bước đầu vẫn còn nhiều sự lúng túng và hạn chế cụ thế :
Một là : Đang mạng nặng tính hành chính bao cấp
Thành lập Hội đồng định giá tài sản lại quay lại trước đây thời bao cấp Chính phủ đã có Nghị định 17/2010/NĐ-CP ra ngày 04/03/2010 về bán đấu giá tài sản Nghị định này xã hội hóa Đấu giá tài sản rất tốt thực hiện mấy năm nay rất phù hợp với thực tiễn và cơ sở để dự thảo Luật Đấu Giá . Nhưng vừa qua Thông tư liên tịch của Bộ TN&MT và Bộ Tư Pháp Số 14/2015-TTLT -BTN&MT-BTP ngày 04/4/2015 theo Điều 5 : Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt hướng dẫn trái với Nghị định 17/2010.
- Hội đồng đấu giá lại cán bộ quản lý nhà nước , Đấu giá Viên lại viên chức nhà nước phình ra một bộ máy biên chế hoặc là phải đi thuê Đấu giá viên . Mà Đấu giá thì phải có Đấu giá Viên, Đấu giá viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật , không thể cử cán bộ nào hoặc Hội đồng nào làm thay Đấu giá viên được .
- Theo Nghị định 17/2010 NĐ-CP dần dần các Trung tâm đấu giá của tỉnh sẽ chuyển sang Doanh nghiệp Đấu giá mà làm thế mới đúng cũng như DNNN Cổ phần hóa vậy .Làm công tác Đấu giá phải công khai , minh bạch rõ ràng và làm tốt công tác Đấu giá sẽ hạn chế rất lớn nạn tham nhũng tiêu cực móc ngoặc lợi ích nhóm. trong vấn đề Đất đai hiện nay cũng vậy như về Tài sản nhà nước Đấu giá mỏ, đấu giá cảng , đất đai , dự án vv Tất cả đưa ra công khai minh bạch , Đấu giá là công bằng đúng bản chất .ở tỉnh Nghệ An có 2 đơn vị của nhà nước đó là : Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Nghệ An ( Sở Tư Pháp ) và Công ty TNHH một thành viên nhà nước xổ số kiến thiết Nghệ An.
Hai đơn vị này do ngân sách nhà nước chi trả bao cấp hết do đó tất cả các huyện , thị , thành phố các cơ quan cứ nghĩ là của nhà nước nên thuê đơn vị của nhà nước , hầu hết các hợp đồng đấu giá tài sản công là tập trung lớn vào 2 công ty này và hai công ty này mặc dù làm được ít hay nhiều ,lời hay lỗ cũng do nhà nước trả lương và các chi phí khác được thanh toán như hành chính đồng thời các huyện vùng sâu xa Thông tư liên tịch của Bộ TN&MT và Bộ Tư Pháp Số 14/2015-TTLT -BTN&MT-BTP ngày 04/4/2015 thì lại thành lập Hội đồng định giá Tài sản để bán vô hình dung lại quay lại thời bao cấp .,hành chính và sự nghiệp cho nên không có tính công bằng và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau , công tác bán đấu giá Tài sản do Doanh nghiệp chuyên nghiệp làm là xóa bỏ bao cấp nhưng hiện nay vẫn tồn tại đơn vị sự nghiệp đấu giá bao cấp nhà nước do đó tiến trình chậm đổi mới .
Đồng thời thể hiện trong hành chính bao cấp hơn nữa là làm giá khởi điểm , làm giá khởi điểm để về đấu giá đất từ huyện, thị , thành phố lên đến tỉnh , thời gian xin giá khởi điểm mất rất nhiều thời gian từ năm 2012 - >2014 từ huyện lên tỉnh ít nhất phải mất 2 tháng vì hồ sơ xin duyệt giá đầu tiến đến Sở tài chính, Sở Tài chính có Công văn gửi Sở TN&MT ,Cục thuế Nghệ An xin ý kiến , khi được sự đồng ý của hai cơ quan rồi quay lại Sở Tài chính lúc đó Sở Tài Chính làm tờ trình lên UBND tỉnh ra quyết định giá khởi điểm . Bắt đầu từ năm 2015 có sự thay đổi về duyệt giá khởi điểm là tập trung hội đồng duyệt giá của tỉnh , nhưng ở tỉnh thì một tháng mới họp duyệt giá một lần và khi hồ sơ xuống xin duyệt giá Sở TM&MT lại thông qua một công ty đại lý thẩm định giá rồi sau đó mới họp trình duyêt giá và như vậy nhanh cũng từ khi đưa hồ sơ đến khi lấy được quyết định giá khởi điểm cũng mất 1 tháng mới có quyết định .
Do vậy lâu nay ở các huyện , thị cơ sở muốn nhanh thì đưa hồ sơ cho các Doanh nghiệp đi xin làm giá . Tình trạng này cũng làm cho có sự chạy đua không khách quan và làm cho tiến độ dịch vụ đấu giá chậm và mất thời cơ khi bán đấu giá .
Hai là : Đội ngũ đấu giá viên còn nhiều hạn chế .
Nghị định 17 /2010 ra tháng 3/2010 , UBND Tỉnh Nghệ An tháng 8/2011 mới có Quyết định số :37/QĐ-UBND Ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Do dó thực chất các doanh nghiệp đấu giá chuyên nghiệp đi hoạt động vào đầu năm 2012 cả tỉnh cho đến bây giờ cũng chỉ có 8 đơn vị làm dịch vụ đấu giá trong đó có 2 đơn vị nhà nước còn 6 Doanh nghiệp dân doanh là công ty TNHH , Công ty cổ phần và mới cũng chỉ có từ 7 - 9 đấu giá viên.
Ở các Công ty làm dịch vụ đấu giá thì Đấu giá Viên là Chủ tịch HĐQT ( đối với CtyCP ) Chủ tịch HĐTV ( đối với công ty TNHH ) kiêm giám đốc công ty , người chịu trách nhiệm trước pháp luật của Công ty . Đấu giá viên không những chịu trách nhiệm trước pháp luật trong các cuộc đấu giá mà còn chịu trước pháp luật về tất cả hoạt động của Công ty như tiền vốn, nhân sự vv , Danh dự của Đấu giá viên là Danh dự của Công ty . Doanh nghiệp làm dịch vụ đấu giá vai trò của Đấu giá viên rất lớn và mang tính hiểu biết về pháp luật , áp dụng pháp luật và ảnh hưởng ngay tức thời đến đời sống, an ninh của xã hội .
Tôi cho ví vụ :
- Thu tiền đặt trước :
Vừa qua có một số Công ty thu tiền đặt trước của dân , khi cuộc đấu giá thành những người trúng đấu giá thì số tiền đó giữ lại nộp vào kho bạc nhà nước , những người không trúng đấu giá thì trả ngay cho họ ( Công ty TNHH Đấu giá Nghệ An chúng Tôi đấu xong trả ngay trong ngày ) nhưng công ty mang về gần một tháng sau mới đưa trả lại cho dân làm dân rất bức xúc hiện tương này ( Công ty CP Đấu giá Phú Quý năm 2012 ở huyện Yên Thành )
- Khi đấu giá không nghiêm túc có hiện tượng cò mồi , thông đồng ăn cánh .
Khi đấu giá Đấu giá viên không nghiêm túc, nghiệp vụ không chuẩn do đó hiện tượng cò mòi dàn xếp giá , đưa cò mồi vào đấu , thông đồng nên hình ảnh đấu giá dân nhìn vào không tốt .
Công ty chúng Tôi rút ra một bài học trong đấu giá nếu làm nghiêm túc đúng luật thì hiện tượng Cò mồi mất , tiêu cực mất . Đấu ở các xã huyện Yên Thành chúng Tôi làm được khi bắt đầu vào đấu trước hết 1 tiếng đồng hồ đầu là nói rõ nội quy, quy chế đấu và hỏi lại tất cả những người tham gia đấu có ai có vấn đề gì thắc mắc cần hỏi giải đáp ngay, sau khi xong nội quy mời mọi người tất cả ra ngoài và đấu lô nào mời những người tham gia lô đó vào ngồi cách xa nhau mỗi người mỗi bàn , có cán bộ chúng tôi hướng dẫn cho dân vào đấu cho trả giá càng lên cao càng tốt đấu bao nhiêu vòng cũng được mọi người bình tĩnh đấu nếu giá lên được cao vừa công bằng trong dân và có lợi cho nhà nước thu được ngân sách nhiều hơn , những người cò tham gia khi đấu giá cuối cùng giá lên cao mà không lấy chúng tôi lập biên bản ngay lập tức nếu không lấy tức là vi phạm và tiền đặt coc trước thu đưa vào nộp ngân sách (vì hiện nay tiền đặt cọc trước cao 15 % Giá trị tài sản do đó nếu đi Cò không mua mất mấy chục triệu bạc ) làm như vậy là " Cò bay hết" Đấu giá lần sau không giám đến nữa .
Ba là : Hiện nay thực hiện theo Thông tư : 48/2012/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ Tài chính thì việc tính phí và lệ phí mỗi nơi áp dụng một khác :
- Lệ phí đấu giá : Theo thông tư 48 của Bộ Tài chính thì lệ phí đấu giá được tính theo từng cuộc đấu giá nếu cuộc đấu giá đó giá trị dưới 1 tỷ đồng thì lệ phí được hưởng 15.000.000 đồn/cuộc trên 1-> 5 tỷ là 25.000.000đ/cuộc cho đến tối đa không quá lệ phí đấu giá 300 triệu / phiên đấu giá .
Nhưng có một số huyện lại tính theo kiểu hợp đồng chia nhỏ cho nhiều lô là nhiều cuộc .
Ví dụ : Đấu giá cho xã A có 25 lô đất trị giá khởi điểm của 25 lô đất là 5 tỷ đồng và bán được hết 25 lô đất đó thì lệ phí được 25.000.000đồng/HĐ- 25 lô . như vậy mỗi cuộc đấu chỉ được 1 triệu đồng lệ phí 1lô đất một cuộc đấu công ty mở ra các phiên đấu giá mà chỉ bán được 5 lô đất thì lệ phí đấu giá chỉ được 5 triệu đồng chỉ đủ tiền đăng báo và xăng xe đi lại , không có tiền lương không có gì được cả thua lỗ.
Còn hai đơn vị nhà nước công ty Xổ số và Trung tâm ăn lương nhà nước, tất cả chi phí có nhà nước bao cấp nên được hay không được không ảnh hưởng gì cả .
- Phí tham gia đấu giá :
Theo thông tư của 48/TT-BTC thì phí tham gia đấu giá đối với Doanh nghiệp chuyên nghiệp toàn bộ khoản thu này là do thu và sử dụng của công ty hạch toán theo luật Doanh nghiệp và hạch toán kế toán theo Doanh nghiệp .
Nhưng một số huyện thì số thu phí này lại áp dụng như đối với đơn vị nhà nước là để lại 60 % cho huyện còn 40% cho chi phí một số công ty phản ảnh như vậy ( riêng Công ty TNHH Đấu giá chúng Tôi thì tự thu , tự chi làm đúng thông tư 48 )
UBND tỉnh có Quyết định 37/2011 và Quyết định 74/2014 sửa đổi nhưng về phí và lệ phí nói không được rõ lắm . Do đó phải thực hiện dúng Thông tư 48/2012 của Bộ Tài Chính là đúng nhất .
II - NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO DỊCH VỤ ĐẤU GIÁ TỐT NHẤT
Nghị định số: 17/2010/NĐ-CP ngày 04/03/2010 Chính phủ ban hành về Bán Đấu giá tài sản nhằm thực hiện xã hội hóa trong việc bán đấu giá tài sản. Đây là một
Nghị định thực sự đi vào cuộc sống một cách rất có hiệu quả để Nghị định này phát huy tốt hơn đi sâu, rộng hơn loan tỏa rộng rãi như kim chỉ nam cho sự minh bạch công khai bán tài sản công , hạn chế tiêu cực tham nhũng lòng tin của nhân dân đối Đảng, nhà nước chính quyền các cấp ở địa phương nhân dân kính trọng yêu quý .
Cần phải có một số giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin nêu lên mấy giải pháp sau đây :
1, Cần tuyên truyền sâu rộng Nghị định 17 này để cả lãnh đạo chính quyền địa phương và người dân thấu hiểu việc bán đấu giá Tài sản một cách công khai , minh bạch .
Cải cách hành chính nhất là định giá khởi điểm nên giao cho địa phương cơ sở , họ tự chịu trách nhiệm .
Ngày 03/04/2015 UBND tỉnh đã có quyết định số : 1281/QĐ-UBND về việc ủy quyền và phân cấp quyết định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Đ/C Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Đại , quyết định này phải được thực thi ( Giá đất của tỉnh cho từng huyện , thị xã, thành phố Vinh theo từng vùng thì đã được UBND tỉnh ra quyết định chung hàng năm rồi còn khi các địa phương họ quy hoach ra bán cho dân thì tùy vào tình hình thực tế của địa phương mà họ quy hoạch và định giá như vậy sátvới thực tế và họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước dân và với cấp trên nếu họ làm sai trái người đứng đầu phải chịu trách nhiệm ) .
2) Các đơn vị đấu giá sự nghiệp hành chính theo Nghị định 17/2010 NĐ-CP dần dần các Trung tâm đấu giá của tỉnh sẽ chuyển sang Doanh nghiệp Đấu giá mà làm thế mới đúng cũng như DNNN Cổ phần hóa . Phải nhanh chóng chuyển đổi nhanh các đơn vị này sang Doanh nghiệp .
3) Đề nghị Bộ Tư pháp và Bộ TN&MT xem xét lại Thông tư liên tịch
Số 14/2015-TTLT -BTN&MT-BTP ngày 04/4/2015 theo điều 5 Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp đặc biệt . Nếu Thông tư này thực hiện thì lại trở lại bao cấp như phần Tôi đã nói phần trên do đó nên bỏ Hội đồng đấu giá đặc biệt này .
4) Xây dựng đào tạo đội ngũ Đấu giá viên về số lương và chất lương
Nhu cầu về đấu giá ngày càng nhiều vì tất cả tài sản nhất là tài sản công phải được đấu giá một cách công khai minh bạch và công bằng nhất do đó đòi hỏi đội ngũ Đấu giá viên phải đủ mạnh và chất lượng
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Đấu giá viên mở những lớp đào tạo , tập huấn đội ngũ đấu giá Viên .
- Hàng năm Sở Tư pháp phải có các cuộc Hội nghị, hội thảo tổng kết đúc rút , đối thoại với loại hình Doanh nghiệp Đấu giá chuyên nghiệp với cơ quan chính quyền từ tỉnh đến địa phương nơi có TS đấu giá để rút ra những Doanh nghiệp nào làm tốt , làm chưa tốt có những bài học để nâng tầm việc dịch vụ đấu giá TS một cách nghiêm túc có hiệu quả lớn.
- Triệt để xử lý thật nghiêm thu hồi chứng chỉ Đấu giá viên với những trường hợp , Đấu giá Viên không hành nghề mà cho thuê mượn chứng chỉ , hoặc sai phạm trong trong việc thi hành khi đấu giá , phạt thật nặng tiền ( nếu cho thuê chứng chỉ Đấu giá viên phạt lên đến 50.000.000 đồng ) làm chứng chỉ Đấu giá viên giả không những phạt tiền còn truy cứu hành vi làm giấy tờ giả, người không phải là Đấu giá Viên mà ngồi vào điều hành phiên đấu giá vừa phạt tiền vừa , đình chỉ ngay hoạt động của Doanh nghiệp đó khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật .
5) Lệ phí và Phí tham gia đấu giá toàn tỉnh phải thống nhất làm đúng như Thông tư số 48 /2012 của Bộ Tài chính .
6 ) Tiền đặt cọc trước hiện nay tối đa là 15 % giá trị tài sản có thể đưa tiền đặt cọc trước này cao hơn nữa tối đa 30 % giá trị tài sản như vậy tránh được tiêu cực cò mồi nhiều hơn , người thực chất mua Tài sản là mua được tránh hiện tượng ảo trong đấu giá Tài sản.
7 ) Nếu làm tốt dịch vụ đấu giá một cách công khai minh mạch thì trước hết đẩy lùi tiêu cực , tham nhũng , lợi ích nhóm trong tài sản công , xóa triệt để cơ chế bao cấp xin cho , tăng thu được ngân sách nhà nước , lòng tin của nhân dân ngày càng cao đất nước phồn thịnh ./.
Xin chân thành cảm ơn .
Phạm Thị Hồng Thái
Nguyên Chủ tịch Hội DNN&V tỉnh Nghệ An
GĐ Cty TNHH Đấu giá Nghệ An