Ban Quản lý " Dự án Hợp tác kỹ thuật
hỗ trợ lập Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp Nghệ An"
Sản phẩm Đặc sản "Nhút Thanh Chương"
"Dự án Hợp tác kỹ thuật hỗ trợ lập Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp Nghệ An" được UBND tỉnh Nghệ An thành lập tại Quyết định số 4396/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 (thuộc chương trình hợp tác đầu tư giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với UBND tỉnh Nghệ An ký kết ngày 02/6/2014), nhằm thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn Nghệ An;
Ban quản lý Diễn đàn tiếp thị sản phẩm Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (được UBND tỉnh Nghệ An thành lập được phê duyệt tại Quyết định số 2733/QĐ-UBND ngày 15/6/2016), Thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý " Dự án Hợp tác kỹ thuật hỗ trợ lập Quy hoạch phát triển ngành Nông nghiệp Nghệ An", tổ chức thực hiện các Dự án thí điểm, trong đó có chế biến sản phẩm đặc sản " Nhút Thanh Chương"
Với mục đích nhằm khôi phục lại sản phẩm truyền thống của nông dân Thanh Chương từ tự cung tự cấp chuyển thành sản phẩm hàng hóa đặc sản, phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh.
1. Nguồn gốc xuất xứ
Thanh Chương là một huyện miền núi có vùng đất đồi núi cụm Cát Ngạn gồm 09 xã thuộc Vùng tả ngạn dọc theo ven Sông Lam đó là: Thanh Đức, Thanh Mỹ, Thanh Nho, Thanh Hòa, Thanh Tiên, Thanh Liên, Thanh Bình, Thanh Bài, Thanh Cát (sau những Năm 1970 và đến nay 02 xã Thanh Bài và Thanh Cát nhập lại gọi là xã "Cát Văn" vùng trọng điểm sản xuất ).
Bằng những sản phẩm nông sản sạch được trồng trên mảnh đất tự cung, tự cấp của người nông dân "Cát Ngạn" tự tạo ra sản phẩm đặc biệt mà ít nơi nào có được. Đã gọi đến "Nhút- Cát Ngạn " là Tổng hợp các loại nông sản sạch hỗn hợp gồm các loại như: quả Mít non; Măng tre (hoặc tay măng tre non); Hoa của một số loại chuối (bắp chuối) chủ yếu là Chuối Ngữ (quả thường được thờ cúng của người dân Cát Ngạn); khế chua; quả Trám đen; Cà, Vỏ quả tắt (chỉ có vùng Cát Ngạn mới có quả tắt); Quả ớt; các loại củ như: Riềng, Sả và một số gia vị không thể thiếu như: Muối trắng, thính Ngô, với nguồn nước giếng được lọc trong lòng đất, đá của vùng đồi, núi có nguồn nước ngọt tuyệt vời.. chế biến trong quy trình nghiêm ngặt theo tỷ lệ Nguyên liệu chủ yếu và nguyên liệu phụ đượcvà bằng thủ công của người dân vùng Cát Ngạn này.
2. Vùng sản xuất.
Các Hộ gia đình tại xóm 7 xã Cát văn (trước đây là HTX Lam Sơn thuộc xã Thanh Bài), trước mắt khoảng 10 - 15 hộ có thể nhân rộng có đến 50 - 70 hộ trong xóm và khoảng 250-300 hộ trong toàn xã.
Vị trí chế biến tại các gia đình có diện tích rộng rãi và đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm; dụng cụ sản xuất bằng thủ công, có đầy đủ nước rửa bằng nguồn nước giếng có độ sâu bình quân từ 13-14 m (vùng núi cao từ 16-18m).
3. Nguồn nguyên liệu.
Hoa Chuối, mít, măng, riềng, sả, ớt ....trồng trong vườn và vùng đất được Nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp lâu dài; Các tổ chức sản xuất: như vườn cây ăn quả của các cụ Phụ Lão và các hộ nông dân trồng được ven sông Lam, vùng đồi núi trong xã.
Trái mùa có thể dùng nguồn nguyên liệu từ các vùng miền núi, miền Bắc, miền Nam...
4. Cách chế biến thức ăn:
Khi đưa ra chế biến nên vắt nước, nhúng qua nước sôi nguội để giảm độ mặn (nếu là loại mặn) tùy theo khẩu vị của từng người nhưng nên sử dụng thông dụng như sau:
- Xào với thị lợn ba chỉ, với các loại gia vị, lau thơm, mì chính, lá chanh (thái nhỏ trộn đều);
- Ăn xổi: Trộn với vừng (lạc, Vừng đen, trắng), rau thơm và gia vị để ăn xổi hoặc dùng để chấm với các loại nước chấm (dùng loại sản phẩm sản xuất trong vòng 20 ngày), tùy theo sở thích của từng gia đình;
- Nấu canh chua: mùa hè nấu canh chua với cá (nên dùng cá da trơn) thì rất phù hợp với khí hậu, lưu ý dùng loại sản phẩm có thời gian sản xuất sau 1 tháng khi đó có độ chua hợp lý .
6. Quy cách, phẩm chất, bảo quản và thời gian sử dụng.
Sản phẩm được đóng vào hộp, có nhãn hiệu tên: Nhút Thanh Chương, nêu rõ địa chỉ, điện thoại và tên của hộ gia đình sản xuất.
Sau khi tham khảo ý kiến của các bậc cao niên, quá trình nghiên cứu từ tháng 10/2016; Qua thời gian sản xuất thử từ tháng 12/2016 đến nay đã điều chỉnh công thức nguyên liệu lần thứ 4 và bắt đầu ổn định từ tháng 4/2017, Sản phẩm đã giới thiệu cho các nhà hàng, cán bộ CNVC và người lao động (trong đó có một số người Nhật) và nhân dân trong thành phố Vinh, Nghi Lộc, vùng lân cận, Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh và được người sử dụng trực tiếp ưa chuộng và lấy kiến tham gia góp ý (qua phiếu khảo sát của tổ chức JICA phát hành).
Quy cách đóng các loại hộp: loại 1,5 kg/hộp; từ 2 - 2,5 kg/hộp (trong đó nguyên liệu chính chiếm 75-80%)
Khi lấy nhút để chế biến thức ăn sau đó cần phải kịp thời đóng chặt lại để tránh gió vào dễ bị thâm đen (không được thay nước ma dùng nước cũ để đảm bảo không thay đổi mùi vị, màu sắc của Nhút mà vẫn đảm bảo chất lượng như ban đầu), nên để nơi có nhiệt độ từ 25-26 độ là phù hợp (hoặc để trong tủ lạnh với nhiệt độ lạnh vừa phải)
Thời gian sử dụng tùy theo mùa, nhưng không nên để quá 3 tháng mùa hè, 4 tháng về mùa đông.
7. Thông tin, quảng bá, sản phẩm
- Khách hàng thông tin trực tiếp cho hộ gia đình sản xuất để phù hợp với nhu cầu của mình theo địa chỉ: ông, bà; Phạm Viết Hóa và Phan Thị Đào, Xóm 7 xã Cát Văn - Thanh Chương, điện thoại liên hệ: 0963.253.345; 0167.472.044.
Địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại thành phố Vinh: số 78 đường Nguyễn Cảnh Chân Khối 13-Quang Trung, (liên hệ bà Trần Thị Minh Tâm ĐT: 0982.565.099; 0912.338.243.
- Trong quá trình sử dụng Nhút, khách hàng nên có thông tin góp ý và đề xuất ý kiến góp ý của mình để Chủ hộ điều chỉnh phù hợp góp phần đảm bảo chất lượng của sản phẩm đặc sản của Thanh Chương như trước đây.
Nghệ An, ngày 02 tháng 5 năm 2017