đặc tính kỹ thuật Chấn lưu 2 cấp công suất trong chiếu sáng công cộng)
cấp công suất của Vinakip, cuộn kháng phụ là cuộn dây được quấn trên cùng cực từ của cuộn dây chính và nối tiếp với cuộn dây chính đó, khi đó Balát có 3 cực đấu dây. Nhờ bộ chuyển mạch, Balát có thể làm việc với cuộn dây chính hay chuyển sang làm việc với cuộn dây chính có thêm cuộn phụ.
- Bộ chuyển mạch công suất: Thực chất là Rơle thời gian để đổi nối Balát với mạch điện, sau thời gian đã đặt, Balát của bộ đèn được đóng thêm cuộn phụ khi Rơle tác động. Đối với bộ chuyển đổi công suất do Vinakip sản xuất, thời gian đặt của Rơle được đặt trước là 4 hoặc 5 giờ (có công tắc gạt để chọn một trong hai mức này tùy theo chất lượng nguồn điện).
- Bộ mồi, bóng đèn, tụ bù hệ số công suất được chọn để lắp như với Balát một mức công suất.
- Ví dụ: Balát hai cấp công suất 250W/150W được lắp với bộ mồi , bóng đèn và tụ bù hệ số công suất như với Balát 250W. chỉ khác là có thêm bộ chuyển mạch công suất.
Sơ đồ đấu dây:
Chú thích: * Đèn P1 là đèn có công suất định mức P1(W) tương ứng với Balát hai cấp công suất với mức công suất cao nhất của đèn là P1(W).
* Bộ chuyển đổi cho phép dòng điện đi qua là 6A (tương ứng với bộ đèn có công suất trên đèn đến 400W). Và có thể dùng cho bộ đèn thuỷ ngân hay Metal Hali hai cấp công suất đến 400W.
* Tụ bù hệ số công suất có thể được nối thêm một tụ giữa L2 và N (song song với tụ C trên sơ đồ để bù hệ số ¸cụng suất khi đèn làm việc ở mức công suất thứ 2) giá trị tụ này từ 2 F (tương ứng với đèn) hoặc tụ C được nối giữa L1 và N và nối thêm tụm4 F )giữa L2 và N (nghĩa là tụ C và C2m4)¸C2 ( có giá trị bằng C1 + (2 độc lập với nhau bù hệ số cụng suất cho mạch điện ở hai mức công suất). 10% nên cú thể nối tụ bù như sơ¸Thực tế giá trị của tụ bù có sai số 5 đồ trên là đủ.
Lưu ý khi không dùng đồng bộ các thành phần như hình trên:
* Balát hai cấp công suất của Vinakip có thể dùng với bộ chuyển mạch công suất khác (vẫn theo sơ đồ trên) với điều kiện bộ chuyển mạch công suất đó phải cho phép dòng điện làm việc qua đèn tương ứng và phải đủ tiếp điểm thường đóng, thường mở như bộ chuyển mạch của Vinakip để Balát không bị ngắn mạch một phần cuộn dây làm dòng điện tăng cao và cháy Balát.
* Bộ chuyển mạch công suất của Vinakip có thể dùng cho đèn thuỷ ngân hay đèn Metal Hali với điều kiện dòng điện cho phép (công suất đèn tương ứng đến 400W) và có thể dùng với Balát có cuộn kháng phụ nối ngoài.
Hiện trạng việc sử dụng dèn Natri cao áp tại các đô thị hiện nay.
Hệ thống chiếu sáng công cộng tại các đô thị hiện nay phần lớn đã được thay thế từ đén thủy ngân cao áp sang đèn Natri cao áp một mức công suất. Thời gian chiếu sáng thông thường là 11 giờ mỗi đêm. để tiết giảm năng lượng chiếu sáng, thông thường các địa phương sử dụng phương pháp thắp sáng ngắt quãng ( dùng một bóng, tắt một bóng ) điều này dẫn đến một số nhược điểm sau:
1. Ánh sáng phân bố không đồng đều trên tuyến đường ( nơi sáng, nơi tối ) khó kiểm soát các tệ nạn xã hội
2. Trong thời gian từ 0 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau công suất đèn tăng từ 108%P đến 110%P do điện áp tăng cao hơn định mức làm giảm đáng kể tuổi thọ của bộ đèn.
3. Phải sử dụng hai đường dây để phân bố phụ tải 3 pha đối xứng
- Với 5h chiếu sáng đầu tiên, tổng công suất sử dụng của balát 250W là: 5h x 250W x 92%x365 = 419,75 kWh
- 6h chiếu sáng tiếp theo, tối đa công suất sử dụng của balát 250W thông thường là: 6h x 250W x 110% x365 = 602,25 kWh
- Tổng công suất sử dụng trong một năm của balát 250W thông thường là: (419,75 +602,25 ) = 1.021,5kWh
Ưu điểm chính khi sử dụng bộ Balats hai cấp công suất
1. Tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho CSCC đô thị giảm từ 30 -40% chi phí điện năng cho mỗi bang
2. Giảm chi phí do phải đầu tư hai đường cáp điện ở hai chế độ phụ tải.
3. Giảm tổn thất điện năng từ 8% xuống còn 4%
4. Cường độ ánh sáng luôn được phân giải đồng đều
5. Tăng cường tuổi thọ cho thiết bị chiếu sáng ( bóng đèn, Balát )
6. Loại bỏ được tình trạng bất cập hiện nay là phải cắt giảm phụ tải CSCC theo chương trình của Chính Phủ