TIN TỨC
Danh bạ doanh nghiệp
Danh mục sản phẩm
Danh mục dịch vụ
Quảng cáo
450 tỷ đồng phát triển TMĐT giai đoạn 2014-2020
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu: Xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước.

Nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia; ngày 11/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 11/5/2014, quy định những nội dung cần quan tâm như sau:

Hình ảnh lễ khai trương sàn giao dịch TMĐT Nghệ An

 

Về mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia đến năm 2020 như sau:

a) Về kết cấu hạ tầng TMĐT:

- Xây dựng được hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C);

- Thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt;

- Áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch TMĐT:

- Các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu được sử dụng trong hầu hết các giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B).

b) Về môi trường ứng dụng TMĐT:

- Mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng;

- Doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi các loại hình TMĐT như doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - chính phủ (B2G) trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu.

c) Về nguồn nhân lực TMĐT:

- 50.000 lượt doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước được tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn về TMĐT;

- 10.000 sinh viên được đào tạo về chuyên ngành TMĐT, đáp ứng nhu cầu triển khai ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp.

 

Về đối tượng của Chương trình:

1. Đơn vị chủ trì thực hiện:

a) Đơn vị chủ trì thực hiện các đề án của Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì) bao gồm:

- Cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT Trung ương và địa phương;

- Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.

b) Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí để triển khai thực hiện các Đề án thuộc Chương trình và có trách nhiệm quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Đối tượng thụ hưởng:

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

 

Về kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện Chương trình cho giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 450 tỷ đồng, bao gồm:

- Ngân sách trung ương khoảng 350 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp 210 tỷ đồng và vốn đầu tư phát triển 140 tỷ đồng;

- Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình khoảng 80 tỷ đồng;

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khoảng 20 tỷ đồng;

- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

Về trách nhiệm tổ chức thực hiện:

Quyết định quy định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức liên quan; trong đó:

1. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức và huy động các nguồn vốn để thực hiện các đề án tại địa phương; bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung hoạt động của Chương trình thuộc trách nhiệm của địa phương; thực hiện lồng ghép các nội dung hoạt động của Chương trình này với các chương trình, đề án khác trên địa bàn để huy động tối đa nguồn lực của địa phương nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình này;

- Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Công Thương tình hình thực hiện Chương trình tại địa phương.

b) Cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT các địa phương:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án phát triển TMĐT hàng năm theo các nội dung Chương trình quy định tại Quyết định này;

- Phối hợp với Bộ Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát các đối tượng thụ hưởng thực hiện Chương trình./.

 

Văn Long (tổng hợp)

 

Bài viết mới
Hướng dẫn nướng bánh PIZZA CÁCH NHẬN BIẾT BỘT SẮN DÂY CHUẨN XỊN Chăm sóc da em bé khi chuyển mùa an toàn và đúng chuẩn Tắm lá tía tô cho bé có tác dụng gì? Làm thế nào cho đúng? PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h00' ngày 03.04.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 21.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 13.03.2023 PETROLIMEX NGHỆ AN Thông báo thay đổi giá xăng dầu 15h 00'ngày 01.03.2023
Cùng danh mục
Thương hiệu quốc gia – chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vị thế mới, giá trị mới Các hoạt động của Tuần lễ Thương hiệu quốc gia chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 Bộ Công Thương ban hành Quy định công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành Công Thương Hướng dẫn tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước Hội nghị “Đẩy mạnh thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng Thương mại điện tử” Nghệ An: Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu Mời tham gia chương trình Thương hiệu Vàng công nghiệp Việt Nam lần thứ II, năm 2015